Mars

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà khoa học ở Caltech (Viện công nghệ California) và JPL (Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực) - cũng do Caltech phụ trách tại NASA - đã tính được rằng nếu nước dạng lỏng có tồn tại trên Sao Hỏa, hành tinh này hoàn toàn có khả năng chứa nhiều oxy hơn như chúng ta đã nghĩ (dưới các điều kiện nhất định). Theo như mô hình mô phỏng, mức oxy này thậm chí có thể, về mặt lý thuyết, cao hơn mức đủ cần để nuôi dưỡng các sinh vật sống đơn giản.

Hyperion structure

Các nhà thiên văn học đã khám phá ra một cấu trúc khổng lồ trong vũ trụ sớm, vào thời điểm chỉ 2 tỷ năm sau Big Bang. Cấu trúc tiền siêu cụm thiên hà này được đặt tên là Hyperion (một Titan trong thần thoại Hy Lạp). Nó là cấu trúc lớn nhất từng được tìm thấy ở thời điểm và khoảng cách xa như vậy.

Ganymede

Ganymede - vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc - là một thế giới băng mà các nhà thiên văn học tin rằng có ẩn giấu một đại dương lỏng bên dưới bề mặt của nó. Bề mặt đứt gãy lẫn lộn những chi tiết cũ và mới từ lâu đã ám chỉ một lịch sử phức tạp mà các nhà thiên văn muốn tìm hiểu. Vừa qua, một nghiên cứu mới được dự tính sẽ xuất bản ngày 15 tháng 11 trên tạp chí Icarus đã cho thấy Ganymede đã trải qua những giai đoạn kiến tạo rất giống với Trái Đất, phát hiện này làm sáng tỏ thêm về quá khứ hỗn loạn của vệ tinh này.

Orionids là mưa sao băng diễn ra trong toàn bộ tháng 10 này tới tận đầu tháng 11 và có thể quan sát được từ mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, thời điểm phù hợp nhất để bạn quan sát nó sẽ là khoảng thời gian cực điểm từ 21 tới 22 tháng này.

CI Tau system

Các nhà nghiên cứu đã xác định được một sao trẻ với 4 hành tinh có kích thước của Sao Mộc và Sao Thổ chuyển động quanh nó. Đây là lần đầu tiên có nhiều hành tinh lớn như vậy được phát hiện trong một hệ sao trẻ. Hệ hành tinh này cũng lập kỷ lục mới về khoảng quỹ đạo từng được quan sát: hành tinh ngoài cùng nằm cách xa ngôi sao gấp hơn 1000 lần so với hành tinh trong cùng, việc đó gợi ra những câu hỏi đáng chú ý về cách mà một hệ như vậy hình thành.