supernova

Vào cuối đời, một sao siêu khổng lồ đỏ phát nổ trong một vụ supernova giàu hydro. Bằng cách so sánh kết quả quan sát với các mô hình giả lập, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy rằng trong nhiều trường hợp vụ nổ dạng này xảy ra khi có một đám mây vật chất dày bao quanh ngôi sao. Kết quả này rất quan trọng đối với hiểu biết của chúng ta về giai đoạn cuối cùng trong tiến hóa của các sao.

ocean planet

Những điều kiện để sự sống tồn tại được trên các hành tinh có nước bao phủ là nhiều hơn ước tính trước đây. Việc đó mở ra khả năng rằng các thế giới nước có thể sống được. Kết quả này đã được công bố qua bài bảo của các nhà khoa học ở Đại học Chicago và Đại học bang Pennsylvania (Mỹ).

Jupiter

Với đường kính xích đạo khoảng 143.000 km, Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, khối lượng của nó gấp 300 lần khối lượng của Trái Đất. Cơ chế hình thành những hành tinh khổng lồ như Sao Mộc đã là một chủ đề tranh luận sôi nổi trong nhiều thập kỷ. Giờ đây, các nhà vật lý thiên văn Thụy Sĩ đã đưa ra giải thích cho những câu đố trước đây về cách mà Sao Mộc đã hình thành cùng những kết quả đo mới về hành tinh này. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Nature Astronomy.

Tinh vân Carina (NGC 3372) là một vùng tạo sao lớn trong thiên hà của chúng ta. Được phát hiện chính thức bởi nhà thiên văn người Pháp Nicolas Louis de Lacaille vào những năm 1750, tinh vân này trải dài hơn 300 năm ánh sáng, lớn và sáng đủ để dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Với một chiếc kính thiên văn, nhiều chi tiết hơn sẽ được lộ rõ - những chi tiết đều được nhìn thấy ở dải sáng biểu kiến. Tuy nhiên, một phần của thứ khiến cho tinh vân này trở nên tuyệt vời với người quan sát nghiệp dư lại chính là cái mà những nhà thiên văn chuyên nghiệp ghét nhất: bụi và khí phát sáng chặn tầm nhìn vào các sao đang hình thành ẩn trong những đám mây tối.

pioneer

Nhiều năm trước, bốn tàu thăm dò mang theo các tấm kim loại và các đĩa ghi được thiết kế để giải thích nguồn gốc của chúng cho bất cứ ai - hoặc thứ gì - tìm thấy chúng.