Earth

Hai nhà vật lý thiên văn Mattia Galiazzo và Rudolf Dvorak tại Đại học Vienna (Áo) cộng tác với Elizabeth A. Silber tại Đại học Brown (Mỹ) đã điều tra sự phát triển quỹ đạo của các thiên thể nhân mã (centaur - các thiên thể nhỏ có quỹ đạo ban đầu giữa Sao Mộc và Sao Hải Vương). Họ đã ước tính số lượng những cuộc áp sát ở cực ly gần và các va chạm của chúng với các hành tinh đá vào sau một giai đoạn được gọi là Cuộc dội bom muộn cách đây khoảng 3,8 tỷ năm cũng như các kích thước khả dĩ của các hố thiên thạch để lại sau va chạm của những thiên thể này với Trái Đất và các hành tinh đá khác. Nghiên cứu này đã được công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society (Báo cáo hàng tháng của Hội thiên văn học Hoàng gia - Anh).

Exoplanet

Ngoài vũ trụ có tồn tại một Trái Đất thứ hai không? Kiến thức của chúng ta về các hệ hành tinh ở xa đang được tích lũy theo từng ngày nhờ các thành tựu công nghệ mới cho phép chúng ta nhìn xa hơn ra ngoài vũ trụ. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 3700 hành tinh được phát hiện bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Khối lượng và bán kính của các ngoại hành tinh đó có thể giúp chúng ta tìm ra mật độ trung bình của chúng, tuy nhiên không thể áp dụng tương tự để tìm ra cấu trúc và thành phần hóa học của chúng được. Vì vậy câu hỏi thú vị về việc những hành tinh này trông như thế nào hiện vẫn luôn được đặt ra.

Kuiper Belt object

Các nhà thiên văn học đã khám phá ra một thiên thể mở ở rìa của Hệ Mặt Trời. Thiên thể này nằm ở khoảng cách cực xa so với Pluto và có quỹ đạo hỗ trợ cho ý tưởng về sự có mặt của một thiên thể lớn hơn gọi là hành tinh X.

meteor shower

Tối nay, 08/10, người yêu thích các hiện tượng thiên văn sẽ có thể quan sát cực điểm của mưa sao băng Draconids. Nếu thời tiết lý tưởng, bầu trời phía Bắc sẽ là nơi để bạn định hướng điểm nhìn của mình ngay khi trời đủ tối.

Du hành và thám hiểm vũ trụ hiển nhiên luôn là một công việc đầy nguy hiểm. Các phi hành gia luôn nhận thức được rằng họ hoàn toàn có khả năng không thể trở về, và sẽ còn những nhiệm vụ khác trong tương lai sẽ buộc họ phải tiến xa hơn khỏi Hệ Mặt Trời, dẫn đến mức độ rủi ro còn cao hơn. Theo một nghiên cứu mới, du hành sâu vào vũ trụ thậm chí có thể dẫn đến tổn thương đường tiêu hóa nghiêm trọng (viết tắt là GI) đối với các phi hành gia.