Black hole

Một nghiên cứu mới đã cho thấy tốc độ vật chất rơi vào lỗ đen là thứ duy nhất làm thay đổi lượng ánh sáng phát ra từ đó.

neutron stars merger

Phép đo chính xác sử dụng dữ liệu từ các kính thiên văn vô tuyến của Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF) đã cho thấy một dòng hạt hẹp di chuyển gần với vận tốc ánh sáng vào không gian liên sao sau một vụ sáp nhập sao neutron ở một thiên hà cách Trái Đất khoảng 130 triệu năm ánh sáng. Vụ sáp nhập này xảy ra vào tháng 8 năm 2017, nó đã gây ra sóng hấp dẫn truyền đi trong không gian. Đây là sự kiện đầu tiên được phát hiện cả bằng sóng hấp dẫn và sóng điện từ - bao gồm tia gamma, tia X, ánh sáng biểu kiến và sóng vô tuyến.

ocean planet

Những điều kiện để sự sống tồn tại được trên các hành tinh có nước bao phủ là nhiều hơn ước tính trước đây. Việc đó mở ra khả năng rằng các thế giới nước có thể sống được. Kết quả này đã được công bố qua bài bảo của các nhà khoa học ở Đại học Chicago và Đại học bang Pennsylvania (Mỹ).

supernova

Vào cuối đời, một sao siêu khổng lồ đỏ phát nổ trong một vụ supernova giàu hydro. Bằng cách so sánh kết quả quan sát với các mô hình giả lập, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy rằng trong nhiều trường hợp vụ nổ dạng này xảy ra khi có một đám mây vật chất dày bao quanh ngôi sao. Kết quả này rất quan trọng đối với hiểu biết của chúng ta về giai đoạn cuối cùng trong tiến hóa của các sao.

Tinh vân Carina (NGC 3372) là một vùng tạo sao lớn trong thiên hà của chúng ta. Được phát hiện chính thức bởi nhà thiên văn người Pháp Nicolas Louis de Lacaille vào những năm 1750, tinh vân này trải dài hơn 300 năm ánh sáng, lớn và sáng đủ để dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Với một chiếc kính thiên văn, nhiều chi tiết hơn sẽ được lộ rõ - những chi tiết đều được nhìn thấy ở dải sáng biểu kiến. Tuy nhiên, một phần của thứ khiến cho tinh vân này trở nên tuyệt vời với người quan sát nghiệp dư lại chính là cái mà những nhà thiên văn chuyên nghiệp ghét nhất: bụi và khí phát sáng chặn tầm nhìn vào các sao đang hình thành ẩn trong những đám mây tối.