Voyager 1 and Pale blue dot

Đây là một bức ảnh nổi tiếng mà tôi thường đưa vào bài giảng của mình. Nhìn qua, bạn chẳng thấy nó có gì đặc biệt nếu không biết rằng nó là hình ảnh của chính Trái Đất chúng ta trong vũ trụ, được chụp ở khoảng cách 6 tỷ km.

gravitational wave

Đã có tới hai giải Nobel được trao cho sự xác nhận sóng hấp dẫn. Điều đó có lẽ có thể làm bạn hình dung phần nào về vai trò của loại bức xạ này. Việc kiểm chứng sự tồn tại của sóng hấp dẫn do chuyển động gia tốc của các khối lượng lớn không chỉ một lần nữa chứng minh cho lý thuyết của Einstein và khẳng định cho chúng ta về khả năng biến dạng của không-thời gian, mà còn mang tới một cơ hội lớn, một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho thiên văn học.

universe

Một thế kỷ qua đã ghi nhận những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc của loài người trong việc khám phá và nhận thức về vũ trụ. Những bước nhảy đó đã làm thay đổi vĩnh viễn cách mà nhân loại chúng ta nhìn nhận về thế giới quanh mình và mở ra nhiều viễn cảnh mà trước đó không một ai có thể tưởng tượng nổi. Nhưng vẫn còn rất nhiều điều cần được khám phá ở phía trước. Sau đây là những gì mà khoa học vũ trụ sẽ có thể cho chúng ta biết rõ hơn trong phần còn lại của thế kỷ này.

time

Khi bàn về thời gian, bạn rất dễ nhanh chóng bị lạc vào sự phức tạp của chủ đề. Thời gian ở xung quanh chúng ta - nó luôn tồn tại và là cơ sở để chúng ta ghi nhận lại sự sống trên Trái Đất. Đó là hằng số giữ cho thế giới, Hệ Mặt Trời và thậm chí cả vũ trụ hoạt động đều đặn.

Law vs Theory

Giữa lý thuyết và định luật là khoảng cách hay là sự khác biệt? Để hiểu được thế giới tự nhiên dưới góc nhìn khách quan nhất của khoa học, chúng ta đều cần hiểu được những khái niệm vô cùng cơ bản này.