Galaxies

Các nhà thiên văn học từ Viện Vũ trụ học máy tính (ICC) tại Đại học Durham và Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian đã tìm ra bằng chứng cho thấy các thiên hà mờ nhất đang quyển động quanh Milky Way nằm trong số những thiên hà đầu tiên hình thành trong vũ trụ.

HuBi 1

Viện vật lý thiên văn Andalucía (IAA-CSIC) ở Tây Ban Nha, phòng thí nghiệm nghiên cứu không gian (LSR) thuộc Đại học Hồng Kông (HKU) cùng một nhóm các nhà khoa học tới từ nhiều quốc gia gồm Argentina, Mexico và Đức đã khám phá ra sự tiến hóa bất thường của ngôi sao trung tâm ở một tinh vân hành tinh trong thiên hà chúng ta. Khám phá đặc biệt này làm sáng tỏ thêm quá trình tiến hóa trong tương lai, và quan trọng hơn là kết cục cuối cùng của Mặt Trời.

Parker Solar Probe

Mặt Trời chứa tới 99,8% tổng khối lượng của Hệ Mặt Trời. Lực hấp dẫn của nó là thứ giữ cho mọi thứ ở đúng vị trí của mình, từ Sao Thủy nhỏ bé tới những hành tinh khí khổng lồ và cho tới tận Mây Oort cách xa 300 tỷ km. Nhưng mặc dù có lực kéo mạnh như vậy, thực tế việc tới Mặt Trời lại rất khó khăn: để tới được đó cần năng lượng gấp 55 lần năng lượng để tới được Sao Hỏa.

Cosmic web

Một nhóm các nhà thiên văn học đứng đầu bởi George Becker ở Đại học California, Riverside (Mỹ) đã có một phát hiện đáng kinh ngạc: 12,5 tỷ năm trước, nơi mờ đục nhất vũ trụ lại là nơi có khá ít vật chất.

Ultra-hot Jupiter

Sao Mộc cực nóng là một loại ngoại hành tinh mới mà gần đây các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng chúng rải rác khắp vũ trụ. Những hành tinh khí khổng lồ vô cùng nóng này nằm ở gần sao mẹ của chúng hơn nhiều so với khoảng cách từ Sao Thủy tới Mặt Trời. Việc đó gây ra sự khóa triều khiến chúng luôn hướng cùng một mặt về phía ngôi sao. Kết quả là nhiệt độ của mặt ban ngày (mặt luôn hướng về ngôi sao) có thể vượt quá 1.900 độ C, trong khi nhiệt độ ở mặt còn lại cũng đạt khoảng 1.000 độ C. Hơn thế nữa, các Sao Mộc cực nóng có những đặc điểm khí quyển độc đáo chưa từng được phát hiện ở các loại hành tinh khác, chẳng hạn như sự vắng mặt của hầu hết các phân tử.