- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Giống như các thám tử nghiên cứu các dấu vân tay để tìm thủ phạm, các nhà khoa học sử dụng hai kính thiên văn không gian Hubble và Spitzer để xác định những "dấu vân tay" của nước trong khí quyển của một ngoại hành tinh nóng rực với khối lượng cỡ Sao Thổ nằm cách chúng ta khoảng 700 năm ánh sáng. Và, họ đã thấy rất nhiều nước. Thực tế, hành tinh WASP-39b này có lượng nước gấp 3 lần Sao Thổ.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Cách đây rất lâu, chỉ khoảng 400.000 năm sau khi vũ trụ ra đời (vụ nổ Big Bang), vũ trụ hoàn toàn tối tăm. Không có các sao và thiên hà, vũ trụ được lấp đầy bởi khí hydro trung hòa. Trong khoảng từ 50 đến 100 triệu năm tiếp theo, hấp dẫn chậm chạp kéo những vùng khí đặc nhất lại với nhau cho tới khi tạo thành những đám khí đủ lớn và đặc để sụp đổ tạo thành các ngôi sao.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Các nhà thiên văn học tin rằng các lỗ đen siêu nặng tiến hóa đồng thời với thiên hà chứa chúng. Tuy nhiên có thể có một số trường hợp, mọi chuyện không diễn ra như vậy.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Một nhóm các nhà thiên văn học Meredith MacGregor và Alycia Weinberger ở Viện khoa học Carnegie đứng đầu đã phát hiện một quầng lửa lớn - một vụ bùng nổ năng lượng dưới dạng bức xạ - từ ngôi sao gần Mặt Trới nhất - sao Proxima Centauri. Phát hiện này làm dậy lên nhưng câu hỏi về khả năng sống được của Proxima b - hành tinh có quỹ đạo quanh Proxima Centauri.
- Chi tiết
- Tuấn Phong
- Tin tức
Hầu hết thông tin chúng ta có về quầng thiên hà của Milky Way tới từ phía bên trong của nó mà chúng ta có thể quan sát ở gần vùng lân cận của Mặt Trời. Tuy nhiên, mới đây, lần đầu tiên tính chất hóa học của các vùng ngoài của quầng thiên hà đã được khám phá với quang phổ biểu kiến phân giải cao của 28 sao khổng lồ đỏ cách xa Mặt Trời.