- Chi tiết
- Vũ Quang
- Tin tức
Một nhóm các nhà thiên văn học Anh báo cáo việc lần đầu tiên phát hiện vật chất rơi vào lỗ đen với vận tốc bằng 30% vận tốc ánh sáng, ở thiên hà PG211+143 cách chúng ta hơn 1 tỷ năm ánh sáng. Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Ken Pounds ở Đại học Leicester đã sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát tia X XMM-Newton của ESA để quan sát lỗ đen. Kết quả của họ đã được công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society (Thông báo hàng tháng của Hội thiên văn học Hoàng gia).
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Nếu chúng ta muốn chiếm đóng một thế giới khác, việc tìm ra một hành tinh với trường hấp dẫn cho phép con người sống sót và phát triển sẽ rất quan trọng. Nếu hấp dẫn quá mạnh, máu của chúng ta sẽ bị kéo cho dồn xuống chân, xương chúng ta có thể bị bẻ gãy và chúng tta thậm chí có thể bị ghì chặt xuống mặt đất.
- Chi tiết
- Tuấn Phong
- Tin tức
Những vụ nổ của các ngôi sao mà chúng ta gọi là các supernova có thể sáng tới mức vượt qua độ sáng của chính thiên hà chứa chúng. Chúng mất hàng tháng hoặc hàng năm để mờ dần đi, và đôi khi khí tàn dư của vụ nổ tương tác với những đám khí giàu hydro và tạm thời sáng trở lại. Nhưng liệu chúng có thể tiếp tục sáng mà không có tác động từ phía ngoài?
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Hai trong số những thiên hà gần Milky Way nhất - Mây Magellan Lớn và Mây Magellan Nhỏ - có thể từng có một đồng hành thứ ba, các nhà khoa học cho biết.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI) - Texas, Mỹ - đã nghiên cứu một cặp tiểu hành tinh khác thường và khám phá ra rằng sự tồn tại của chúng cho thấy một sự sắp xếp lại các hành tinh trong giai đoạn sớm của Hệ Mặt Trời.