- Chi tiết
- Đặng Vũ Tuấn Sơn
- Tin tức
Rạng sáng ngày 17 tháng 7 năm nay (2019) theo giờ Việt Nam, nguyệt thực một phần sẽ diễn ra và người yêu thích thiên văn sẽ có nhiều cơ hội quan sát hiện tượng này. Đây là một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất của năm 2019.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Kính thiên văn không gian Kepler đã phát hiện ra hàng nghìn hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời. Với lượng lớn khám phá như thế, các nhà thiên văn học nhận ra một điều kỳ lạ là: loại hành tinh phổ biến nhất trong thiên hà là loại không hề có trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Đó là những hành tinh có kích thước lớn hơn Trái Đất và nhỏ hơn Sao Hải Vương, thường được gọi là siêu-Trái Đất hoặc hạ-Hải Vương.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Sử dụng hệ thống kính ALMA, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một đĩa bụi nhỏ mật độ cao quanh TW Hydrae - sao trẻ gần chúng ta nhất. Rất có thể một hành tinh đang lớn lên hoặc chuẩn bị hình thành trong đĩa bụi này. Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn học xác định được chính xác vị trí của vật chất lạnh đang trong giai đoạn tạo thành hành tinh quanh một sao trẻ.
- Chi tiết
- Vũ Đắc Cường
- Tin tức
Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh bằng phương pháp quá cảnh (TESS) của NASA đã phát hiện ra một hành tinh có kích thước trong khoảng từ Sao Hỏa tới Trái Đất, di chuyển quanh một ngôi sao sáng và lạnh ở gần. Hành tinh này được gọi là L 98-59b, nó là hành tinh nhỏ nhất từng được TESS phát hiện.
- Chi tiết
- Thu Trang
- Tin tức
Quasar là những lỗ đen siêu nặng đang tích cực ngấu nghiến vật chất từ thiên hà chứa chúng. Mặc dù các lỗ đen được biết đến là luôn hút vật chất vào, những vòng xoáy hỗn loạn của chúng cũng thường đẩy vật chất và bức xa năng lượng cao ra bên ngoài, cho phép quasar được quan sát từ khắp nơi trong vũ trụ. Chúng là một trong những vật thể sáng nhất mà các nhà thiên văn học đã biết.