KELT-9b

Phía ban ngày của ngoại hành tinh này nóng đến mức nó chia đôi các phân tử hydro. Nhưng đừng quá lo lắng, vì chúng có thể tái tổ hợp sau khi di chuyển đến phía ban đêm mát mẻ hơn trên hành tinh.

solar plasma cells

Kính thiên văn Mặt Trời mới Daniel K. Inouye ở Hawaii đã ghi lại những bức ảnh và đoạn phim đầu tiên về Mặt Trời ở độ phân giải cao nhất từ trước đến nay, cho thấy các chi tiết trên bề mặt Mặt Trời với kích thước khoảng 18 dặm (khoảng 29 km).

supernova

Supernova siêu sáng SN 2006gy có hể là kết quả của việc một sao lùn trắng nhỏ và đặc chuyển động xoắn vào lõi của sao khổng lồ đồng hành.

stars

To lớn một cách đáng kinh ngạc, vô cùng nhỏ bé, hay có tốc độ rất nhanh - các ngôi sao có rất nhiều kích thước cùng những điều thú vị. Dưới đây là một số ngôi sao kỳ lạ nhất.

galaxies

Với việc nghiên cứu thiên hà đang chết xa nhất được phát hiện cho đến nay - một thiên hà nặng hơn thiên hà Milky Way của chúng ta với hơn một nghìn tỷ sao, các nhà thiên văn học đã phát hiện “lõi” của các hệ này đã hình thành khoảng 1,5 tỷ năm sau Big Bang, tức là sớm hơn khoảng 1 tỷ năm so với kết quả của các phép đo trước đó. Phát hiện này sẽ bổ sung cho hiểu biết của chúng ta về sự hình thành của vũ trụ nói chung, đồng thời có thể khiến cho các mô hình máy tính, một trong những công cụ cơ bản nhất mà các nhà thiên văn học sử dụng phải được sửa đổi. Kết quả này thu được nhờ sự hợp tác chặt chẽ với Masayuki Tanaka và các đồng nghiệp của ông tại Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản, hiện được công bố trên hai Tạp chí Astrophysical Journal Letters và Astrophysical Journal.