Nobel Prize in Physics 2019

Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải Nobel Vật lý năm 2019 "cho đóng góp vào hiểu biết của chúng ta về tiến hóa của vũ trụ và vị trí của Trái Đất trong vũ trụ" với một nửa dành cho James Peebles ở Đại học Princeton (Mỹ) "vì những khám phá lý thuyết trong vũ trụ học vật lý" và nửa còn lại dành chung cho Michel Mayor ở Đại học Geneva (Thụy Sĩ) và Didier Queloz ở Đại học Geneva và Đại học Cambridge (Anh) "vì khám phá một ngoại hành tinh chuyển động quanh một sao dạng Mặt Trời".

Milky Way

Một chùm năng lượng khổng lồ bùng phát và mở rộng ra từ rất gần lỗ đen siêu nặng ở trung tâm của thiên hà chúng ta mới cách đây khoảng 3,5 triệu năm, tạo ra một vụ nổ bức xạ theo hình nón về cả hai cực của thiên hà và phóng ra không gian phía ngoài.

Andromeda Galaxy

Milky Way và Andromeda là hai thiên hà lớn nhất trong vùng vũ trụ lân cận của chúng ta, được bao quanh bởi hàng chục thiên hà lùn nhỏ hơn. Toàn bộ nhóm này được các nhà khoa học gọi là Cụm Địa Phương.

Saturn

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện thêm 20 vệ tinh mới có quỹ đạo quanh Sao Thổ, khiến cho tổng số vệ tinh đã được biết tới của hành tinh này lên tới 82. Con số này vượt qua Sao Mộc - hành tinh có nhiều vệ tinh nhất được biết tới trước đó là 79.

galaxy cluster

Sử dụng các kính thiên văn Subaru, Keck và Gemini, một nhóm các nhà thiên văn học thuộc nhiều quốc gia đã khám phá ra một tập hợp của 12 thiên hà tồn tại cách đây khoảng 13 tỷ năm. Đây là cụm thiên hà sơ khai sớm nhất từng được phát hiện.