- Chi tiết
- Minh Phương
- Tin tức
Các thiên hà trong vũ trụ của chúng ta phát triển và lớn thêm lên thông qua các vụ va chạm. Khi chúng va vào nhau, các thiên hà biến dạng và thay đổi, lúc này các hiệu ứng hấp dẫn châm ngòi cho sự hình thành sao mới và nuôi sống các lỗ đen siêu nặng. Toàn bộ quá trình thậm chí có thể kéo các bên liên quan vào một thiên hà mới, lớn hơn, có thể không giống với các thiên hà thành viên đã xây dựng nên nó.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Nhấp nhô lên xuống có vẻ không giống như một quỹ đạo ổn định mà một vật thể cần có để chuyển động quanh một hành tinh, nhưng nó lại hiệu quả đối với một vệ tinh nhỏ của Sao Hải Vương. Vệ tinh trong cùng đã được biết tới của Sao Hải Vương là Naiad có một quỹ đạo nghiêng và nó di chuyển lên xuống so với quỹ đạo của vệ tinh kế bên nó là Thalassa.
- Chi tiết
- Trần Hữu Phú Cường
- Tin tức
Trái Đất có phải là hành tinh duy nhất có sự sống trong vũ trụ hay còn nhiều nơi ngoài kia có khả năng hỗ trợ sự sống? và nếu có thì chúng trông như thế nào?. Để trả lời những câu hỏi cơ bản này, các nhà khoa học đang tìm kiếm những ngoại hành tinh khắp nơi trong không gian. Ngoại hành tinh là những hành tinh có quỹ đạo quanh một hay nhiều ngôi sao, ở bên ngoài Hệ Mặt Trời.
- Chi tiết
- Minh Phương
- Tin tức
Cho đến nay, các nhà khoa học đã báo cáo 10 phát hiện sóng hấp dẫn từ những vụ sáp nhập lỗ đen, nhưng họ vẫn đang phải cố gắng giải thích nguyên nhân của những vụ sáp nhập đó. Vụ sáp nhập lớn nhất được phát hiện cho đến nay dường như đã thách thức các mô hình trước đó bởi tốc độ quay và khối lượng của nó nằm ngoài phạm vi giới hạn được suy dự đoán trước đây. Một nhóm các nhà nghiên cứu, trong đó có giáo sư Richard O'Shaughnessy của Viện Công nghệ Rochester, đã tạo ra các mô phỏng có thể giải thích được cách thức mà những vụ sáp nhập diễn ra.
- Chi tiết
- VACA
- Tin tức
Mưa sao băng Leonids - một hiện tượng thiên văn được nhiều người chú ý vào cuối năm - sắp đạt cực điểm. Vào rạng sáng 18/11, Leonids có thể cho phép người quan sát thấy 20 sao băng mỗi giờ.