- Chi tiết
- Đặng Vũ Tuấn Sơn
- Tin tức
Trong khi một số vệt sáng của mưa sao băng Draconids vẫn có thể còn được bắt gặp trên bầu trời phía Bắc thì vào nửa cuối tháng 10 này, bạn sẽ có cơ hội theo dõi một mưa sao băng đáng chú ý hơn. Orionids là mưa sao băng diễn ra trong toàn bộ tháng 10 này tới tận đầu tháng 11 và có thể quan sát được từ mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, thời điểm phù hợp nhất để bạn quan sát nó sẽ là khoảng thời gian cực điểm từ 21 tới 22 tháng này.
- Chi tiết
- Minh Phương
- Tin tức
Thực tế là, chúng ta đang làm rối tung Trái Đất và bất kỳ ý tưởng nào về việc xâm chiếm một khối cầu khác đều là xa vời khi chúng ta thực hiện nó với mong muốn tìm một nơi ở mới. Đó là phát biểu của Michel Mayor, nhà vật lý thiên văn, người đồng nhận giải Nobel vật lý năm nay cho khám phá về ngoại hành tinh đầu tiên.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải Nobel Vật lý năm 2019 "cho đóng góp vào hiểu biết của chúng ta về tiến hóa của vũ trụ và vị trí của Trái Đất trong vũ trụ" với một nửa dành cho James Peebles ở Đại học Princeton (Mỹ) "vì những khám phá lý thuyết trong vũ trụ học vật lý" và nửa còn lại dành chung cho Michel Mayor ở Đại học Geneva (Thụy Sĩ) và Didier Queloz ở Đại học Geneva và Đại học Cambridge (Anh) "vì khám phá một ngoại hành tinh chuyển động quanh một sao dạng Mặt Trời".
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Một chùm năng lượng khổng lồ bùng phát và mở rộng ra từ rất gần lỗ đen siêu nặng ở trung tâm của thiên hà chúng ta mới cách đây khoảng 3,5 triệu năm, tạo ra một vụ nổ bức xạ theo hình nón về cả hai cực của thiên hà và phóng ra không gian phía ngoài.
- Chi tiết
- Tuấn Phong
- Tin tức
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện thêm 20 vệ tinh mới có quỹ đạo quanh Sao Thổ, khiến cho tổng số vệ tinh đã được biết tới của hành tinh này lên tới 82. Con số này vượt qua Sao Mộc - hành tinh có nhiều vệ tinh nhất được biết tới trước đó là 79.