- Chi tiết
- Minh Phương
- Tin tức
Các nhà khoa học tại Đại học Harvard và chương trình Sáng kiến Lỗ đen (BHI) đã phát triển một phương pháp mới để tìm ra các lỗ đen ở vùng ngoài của Hệ Mặt Trời, và cùng với nó, xác định bản chất thực sự của Hành tinh thứ Chín. Nghiên cứu được đăng trên The Astrophysical Journal Letters, nhấn mạnh khả năng của nhiệm vụ Khảo sát Di sản Không gian và Thời gian (LSST) trong tương lai để quan sát các quầng sáng bồi tụ, sự hiện diện của chúng có thể chứng minh hoặc loại trừ khả năng Hành tinh thứ Chín là một lỗ đen.
- Chi tiết
- Chung Nguyen
- Tin tức
Trước khi động vật, vi khuẩn hay thậm chí là ADN xuất hiện trên Trái Đất, các phân tử tự sao chép đã đang dần tiến hoá từ vật chất đơn giản đến sự sống dưới ảnh hưởng của một trận mưa liên tục các hạt năng lượng đến từ không gian.
- Chi tiết
- Gia Linh
- Tin tức
Sự bồi tụ vật chất mới trong suốt quá trình hình thành của Pluto có thể đã tạo ra đủ nhiệt để tạo thành một đại dương lỏng bên dưới lớp vỏ băng của nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dù cho quỹ đạo của hành tinh lùn này nằm rất xa ở vùng ngoài lạnh lẽo của Hệ Mặt Trời.
- Chi tiết
- Minh Phương
- Tin tức
Các nhà khoa học khi tìm kiếm thông qua những ghi chép cổ của Đế chế Ottoman đã tìm thấy những lá thư từ các quan chức cấp cao mô tả một quả cầu lửa lớn theo sau là các mảnh vụn thiên thạch đã rơi xuống một ngôi làng ở Iraq.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Một trong những câu hỏi lớn nhất và lâu đời nhất trong lịch sử tư tưởng của loài người là: liệu có hay không những dạng sống có trí tuệ khác trong vũ trụ của chúng ta? Trên thực tế, bản thân việc ước tính số lượng những nền văn minh khả dĩ ngoài Trái Đất đã là cả một thách thức lớn.