Năm 2020 đã đi qua và năm 2021 đã bắt đầu được gần 2 tháng. Mặc dù phải đối đầu với đại dịch COVID, cùng nhiều biến động lớn về chính trị, kinh tế toàn cầu, nhưng có thể nói đối với khoa học nói chung và công cuộc khám phá vũ trụ nói riêng thì 2020 vẫn là một năm có nhiều bước tiến đáng ghi nhận.

exoplanet

Từ lâu, các nhà thiên văn đã tìm kiếm khắp nơi trong vũ trụ rộng lớn với hi vọng khám phá ra những nên văn minh ngoài Trái Đất. Nhưng để một hành tinh có sự sống, nó cần phải có nước ở thể lỏng. Việc tính toán khả năng cho những phát hiện như vậy dường như là không thể bởi những hành tinh như Trái Đất được cho rằng có nước một cách ngẫu nhiên nếu như có một tiểu hành tinh băng cỡ lớn nào đó va chạm với hành tinh.

M1-63

Hình ảnh này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA. Nó là một bức chân dung tuyệt đẹp của M1-63 - một tinh vân hành tinh lưỡng cực trong chòm sao Scutum (Lá Chắn).

Planet Nine

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định không có bằng chứng cho sự phân cụm của những vật thể nằm ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương, đây là một trong những nỗ lực bác bỏ ý tưởng về sự tồn tại của Hành tinh thứ Chín. Phát hiện của họ đã được đăg trên arXiv.

Farfarout

Các nhà thiên văn đã xác định được vật thể xa nhất từng biết tới trong Hệ Mặt Trời của chúng ta - một hành tinh lùn được đặt biệt danh là Farfarout (Rất xa xôi bên ngoài) có quỹ đạo xa hơn Pluto. Thiên thể này ở xa Mặt Trời tới mức nếu đứng từ đó mà quan sát, bạn sẽ thấy Trái Đất và Sao Thổ giống như láng giềng của nhau.