- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Các nhà khoa học đã biết rằng những hành tinh khí khổng lồ quanh các sao khác đã biết thường ở rất gần "mặt trời" của chúng. Theo lý thuyết đã được thừa nhận, các hành tinh khí này đã hình thành ở rất xa và sau đó dịch chuyển vào quỹ đạo gần sao mẹ hơn.
- Chi tiết
- Vũ Quang
- Tin tức
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một tín hiệu vô tuyến từ bụi liên sao dày đặc trong thiên hà MACS0416_Y1, nằm cách chúng ta 13,2 tỷ năm ánh sáng ở vị trí chòm sao Eridanus. Các mô hình chuẩn không thể giải thích sự tồn tại của nhiều bụi như vậy trong một thiên hà trẻ, điều đó khiến chúng ta cần xem lại lịch sử hình thành của các sao.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự hình thành của các hành tinh quanh một sao trẻ giống Mặt Trời. Hai vành bụi quanh ngôi sao ở khoảng cách tương đương với vành đai tiểu hành tinh và quỹ đạo của Sao Hải Vương trong Hệ Mặt Trời gợi ý rằng chúng ta đang chứng kiến sự hình thành của một hệ hành tinh tương tự như hệ của chúng ta.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Các sao có khối lượng trên 8 lần Mặt Trời kết thúc cuộc đời của chúng trong những vụ nổ supernova. Thành phần của ngôi sao ảnh hưởng tới những gì xảy ra trong vụ nổ.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Đo tổng khối lượng của thiên hà chúng ta là một bài toán khó. Rất khó để nhìn toàn bộ được cùng lúc khi mà chúng ta đang ở trong một cánh tay xoắn của nó. Bên cạnh đó, có một phần lớn của Milky Way mà chúng ta không thể thấy vì đó là phần vật chất tối không phát ra ánh sáng. Vậy nên để có được con số chính xác, các nhà nghiên cứu cần đo khối lượng của cả phần nhìn thấy và phần không nhìn thấy của thiên hà.