- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Liệu có phải các supernova xa xưa đã khiến con người nguyên sơ đi bằng hai chân, để rồi cuối cùng phát triển thành Homo sapien để có thể xây dựng thánh đường, thiết kế tên lửa và chụp ảnh selfie?
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Trái Đất là độc nhất trong Hệ Mặt Trời: Nó là hành tinh đá duy nhất có lượng nước dồi dào và một vệ tinh tương đối lớn giúp trục của nó được giữ ổn định. Cả hai yếu tố này đều là cần thiết cho sự phát triển của sự sống.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Sau khi New Horizons đi qua Pluto vào năm 2015, nhiệm vụ chính của nó đã kết thúc. Tuy vậy, nó vẫn còn nhiều việc để làm. Vào đúng ngày đón năm mới của năm 2019 này, nó đã bay ngang qua một vật thể xa hơn Pluto có tên là 2014 MU69, thường được biết tới với một tên khác nữa là Ultima Thule. Kể từ đó, tàu không gian này đã liên tục gửi thông tin về cho các nhà khoa học, vượt qua khoảng không rộng lớn đang ngày một rộng thêm giữa nó và Trái Đất.
- Chi tiết
- Tuấn Phong
- Tin tức
Thiên hà không định hình NGC 4485 có mọi biểu hiện của việc đã trải qua một vụ va chạm ngắn với một thiên hà đi ngang qua. Thay vì khiến thiên hà bị phá hủy, vụ va chạm mang lại cho nó sự ra đời của một thế hệ sao mới, và có thể là cả những hành tinh mới.
- Chi tiết
- Vũ Quang
- Tin tức
Một phân tích mới về những trận động đất ở Mặt Trăng được ghi nhận vào giai đoạn của chương trình Apollo hé lộ rằng vệ tinh của chúng ta có lẽ vẫn còn hoạt động kiến tạo. Những máy dò được đặt ở Mặt Trăng nửa thế kỷ trước bởi các nhà du hành Apollo cho thấy những chấn động nhỏ ở Mặt Trăng, nhưng lý do của chúng đã không được xác định rõ. Những va chạm thiên thạch vẫn diễn ra tới ngày nay, và vì thế các nhà thiên văn học đã không dám chắc rằng những chấn động đó là của chính Mặt Trăng hay do tác động của ngoại lực.