- Chi tiết
- Gia Linh
- Tin tức
Với việc nghiên cứu thiên hà đang chết xa nhất được phát hiện cho đến nay - một thiên hà nặng hơn thiên hà Milky Way của chúng ta với hơn một nghìn tỷ sao, các nhà thiên văn học đã phát hiện “lõi” của các hệ này đã hình thành khoảng 1,5 tỷ năm sau Big Bang, tức là sớm hơn khoảng 1 tỷ năm so với kết quả của các phép đo trước đó. Phát hiện này sẽ bổ sung cho hiểu biết của chúng ta về sự hình thành của vũ trụ nói chung, đồng thời có thể khiến cho các mô hình máy tính, một trong những công cụ cơ bản nhất mà các nhà thiên văn học sử dụng phải được sửa đổi. Kết quả này thu được nhờ sự hợp tác chặt chẽ với Masayuki Tanaka và các đồng nghiệp của ông tại Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản, hiện được công bố trên hai Tạp chí Astrophysical Journal Letters và Astrophysical Journal.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Một cặp sao tên là V Sagittae đang chuyển động xoắn vào nhau và vụ bùng nổ vào thời điểm kết thúc của chúng sẽ sáng tới mức chúng ta có thể quan sát được vào cuối thế kỷ này.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Khoảng 13 tỷ năm trước, vũ trụ bắt đầu thay đổi từ giai đoạn hoàn toàn tối tăm để bước sang lúc bình minh của nó. Khi các thiên hà sáng lên nhờ các sao, chúng thay đổi thành phần hóa học của vật chất xung quanh, cho phép ánh sáng truyền đi khắp vũ trụ.
- Chi tiết
- VACA
- Tin tức
Một hiện tượng thiên văn sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 11 tháng 1 tới đây theo giờ Việt Nam. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, bạn sẽ quan sát được nguyệt thực nử tối kéo dài suốt 4 giờ liền vào rạng sáng thứ bảy này.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Trong những chuyến hành trình dài ngày vào không gian, các tên lửa truyền thống cuối cùng sẽ hết nhiên liệu. Có một giải pháp thay thế trong vấn đề này: Từ đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học đã mơ về việc chế tạo những con tàu không gian với cánh buồm rất nhẹ gia tốc chậm, nhưng hoạt động được lâu hơn nhiều bằng cách lấy ánh sáng từ Mặt Trời, hoặc từ những nguồn laser mạnh đặt trên mặt đất.