black hole

Kể từ năm 2018, một trong những nguồn tia X sáng nhất trên bầu trời đã bắt đầu tối đi, và các nhà khoa học không biết chắc lý do của việc đó.

Saturn

Các nhà khoa học làm việc tại Viện cơ học thiên thể và tính toán thiên văn thuộc Đài thiên văn Paris (Pháp) mới đây đã cho thấy ảnh hưởng của các vệ tinh của Sao Thổ có thể giải thích cho sự nghiêng trục của hành tinh khí khổng lồ này. Nghiên cứu đã được công bố trên Nature Astronomy của họ cũng dự đoán rằng độ nghiêng sẽ tăng cao hơn trong hàng tỷ năm sắp tới.

exoplanet

Một trong những đặc tính khiến một hành tinh có thể có sự sống là sự có mặt của hệ thống thời tiết. Các ngoại hành tinh ở quá xa để có thể trực tiếp quan sát được việc này, nhưng các nhà thiên văn học có thể tìm kiếm các chất trong khí quyển có khả năng làm hình thành hệ thống thời tiết.

Lost Galaxy

Vào những năm 1950, khi nhà thiên văn nghiệp dư Leland S. Copeland lần đầu tiên hướng kính thiên văn của ông vào một thiên hà xa xôi ở chòm sao Virgo, ông đã thấy một vòng xoắn kỳ lạ được bao phủ bởi bụi. Copeland - vốn là một nhà thơ chuyên nghiệp thích viết về vũ trụ - đã gọi tên nó là "Thiên hà Lạc đường" (Lost Galaxy). Cái tên này vẫn còn được dùng tới nay, sau 70 năm.

black hole

Một nghiên cứu gần đây gợi ý về sự tồn tại của "những lỗ đen lớn phi thường" (stupendously large black hole, viết tắt là SLAB). Chúng thậm chí lớn hơn cả những lỗ đen siêu nặng đã được phát hiện ở trung tâm các thiên hà.