Bering meteor

Mới đây, NASA đã công bố hình ảnh về một thiên thạch nổ trong khí quyển Trái Đất gần đây, vốn không được biết tới khi sự kiện xảy ra. Thiên thạch này đã lao vào khí quyển Trái Đất ngày 18 tháng 12 năm 2018 vừa qua và được ghi nhận bởi hai thiết bị thuộc vệ tinh Terra của NASA.

IRAS07299-1651

Các nhà khoa học thuộc Cụm nghiên cứu tiên phong RIKEN (Nhật Bản), Đại học công nghệ Chalmers (Thụy Điển) và Đại học Virginia (Mỹ) cùng các cộng sự đã quan sát một đám mây phân tử đang suy sập để tạo thành hai tiền sao lớn mà cuối cùng sẽ trở thành một cặp sao kép.

NGC 1788

Kính thiên văn rất lớn (VLT) của ESO đã thu được hình ảnh thoáng qua về một tinh vân tuyệt đẹp ẩn trong góc tối nhất của chòm sao Orion: NGC 1788, được đặt tên là Dơi vũ trụ (Cosmic Bat).

Jupiter's trojans

Các nhà khoa học đã biết rằng những hành tinh khí khổng lồ quanh các sao khác đã biết thường ở rất gần "mặt trời" của chúng. Theo lý thuyết đã được thừa nhận, các hành tinh khí này đã hình thành ở rất xa và sau đó dịch chuyển vào quỹ đạo gần sao mẹ hơn.

MACS0416_Y1

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một tín hiệu vô tuyến từ bụi liên sao dày đặc trong thiên hà MACS0416_Y1, nằm cách chúng ta 13,2 tỷ năm ánh sáng ở vị trí chòm sao Eridanus. Các mô hình chuẩn không thể giải thích sự tồn tại của nhiều bụi như vậy trong một thiên hà trẻ, điều đó khiến chúng ta cần xem lại lịch sử hình thành của các sao.