exoplanet

Các khảo sát ngoại hành tinh gần đây gợi ý rằng có tới hàng nghìn thế giới gióng như Trái Đất ở các hệ mặt trời khác đang đợi được khám phá. Điều không vui là khí quyển của chúng - và đồng nghĩa với nó là khả năng của sự sống - có lẽ đã bị quét sạch bởi chính các ngôi sao của chúng.

black holes

Khi các nhà nghiên cứu ở dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT) công bố bức ảnh đầu tiên về lỗ đen hôm 10 tháng 4, họ cuối cùng đã thành công trong việc ghi hình một thứ vô hình. Vòng sáng của đĩa bồi tụ và bóng tối của chân trời sự kiện hiện ra rõ nét trong hình, xác nhận lý thuyết của các nhà khoa học về kỳ dị của lỗ đen.

lyrids

Lyrids là trận mưa sao băng nhỏ diễn ra trong khoảng từ 16 đến 25 tháng 4 hàng năm với cực điểm rơi vào khoảng đêm 22, 23 cùng tháng. Năm nay, Mặt Trăng sẽ gây cản trở đáng kể cho việc quan sát hiện tượng này.

exoplanet

Hơn 4000 ngoại hành tinh đã được phát hiện kể từ khi đối tượng đầu tiên được phát hiện vào năm 1995, nhưng phần lớn chúng đều có chu kỳ quỹ đạo tương đối ngắn quanh các ngôi sao. Vì vậy, để xác nhận sự có mặt của một hành tinh, chúng ta cần phải đợi đến khi nó hoàn thành một hoặc nhiều vòng quanh ngôi sao của nó. Điều này có thể mất từ vài ngày đối với các hành tinh nằm gần ngôi sao đến hàng thập kỷ với những hành tinh xa hơn: ví dụ như Sao Mộc cần 11 năm để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời. Chỉ một kính thiên văn được dùng để tìm kiếm ngoại hành tinh có thể thực hiện những phép đo như vậy trong một khoảng thời gian dài, đó là kính thiên văn EULER của trường đại học Geneva (UNIGE), Thụy Sĩ, đặt tại Đài thiên văn Silla ở Chile. Các hành tinh với chu kỳ quỹ đạo dài này là mối quan tâm đặc biệt đối với các nhà thiên văn vì chúng nằm trong số những đối tượng ít được biết đến nhưng không thể phủ nhận vai trò của chúng trong việc giải thích sự hình thành và tiến hóa của các hành tinh. Theo một bài báo được đăng trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.

W40

Thứ trông giống như một chú bướm màu đỏ trong không gian này thực ra là một vườn ươm của hàng trăm ngôi sao sơ sinh, được chụp ở dải sóng hồng ngoại bởi kính thiên văn không gian Spitzer của NASA.