NGC 7469 - James Webb

Nghiên cứu do Đại học Oxford đứng đầu đã lần đầu tiên đi sâu vào tìm hiểu những phân tử bụi nhỏ trong vùng trung tâm của các thiên hà hoạt động, sử dụng dữ liệu ban đầu thu được từ kính thiên văn không gian James Webb (JWST). Đây là nghiên cứu chính thức đầu tiên do các nhà khoa học tại Anh Quốc đứng đầu sử dụng tới dữ liệu quang phổ thu được bởi thiết bị thu sóng trung hồng ngoại (MIRI) của JWST, với mục tiêu hướng tới một trong những thách thức lớn nhất của vật lý thiên văn hiện đại: cách mà các thiên hà hình thành và phát triển.

Wow! signal

Tín hiệu Wow!(*) nổi tiếng vẫn là một trong những tín hiệu vô tuyến tiềm năng hấp dẫn nhất từng được phát hiện đối với việc tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI). Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa lí giải được về nguồn gốc của tín hiệu này.

Dinosaurs killer

Khoảng 66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh dài 10 km đã lao vào Trái Đất, dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài khủng long. Bằng chứng mới được tìm thấy gợi ý rằng sự kiện đã tạo nên hố va chạm Chicxulub này cũng đã kích hoạt một trận động đất lớn tới mức làm rung chuyển cả hành tinh suốt hàng tuần hoặc hàng tháng sau khi va chạm xảy ra.

Milky Way

Hãy tưởng tượng, 100 tỷ ngôi sao của Milky Way giống như là một hồ nước phẳng lặng và yên tĩnh. Bây giờ, hãy hình dung khi có một người thả một viên đá với kích thước 400 triệu Mặt Trời xuống làn nước đó. Điều này sẽ phá vỡ sự yên tĩnh. Từng cơn sóng năng lượng nối tiếp nhau lan ra khắp bề mặt của thiên hà, xô vào các ngôi sao và đánh bật chúng, tạo thành một vũ điệu hỗn loạn mà phải qua một quãng thời gian vô cùng dài mới có thể dịu xuống.

DART

Thứ hai vừa qua, 26/9, tàu không gian DART của NASA cuối cùng đã hoàn thành nhiệm vụ của nó khi lao thẳng vào một tiểu hành tinh để làm chệch quỹ đạo của nó - một nỗ lực trong việc thử nghiệm cách mà chúng ta sẽ sử dụng để ngăn chặn những cuộc tấn công trong tương lai của các vật thể tới từ ngoài không gian.