meteor shower

Nửa cuối tháng 10 này là thời điểm mà bạn có cơ hội theo dõi một mưa sao băng đáng chú ý. Orionids là mưa sao băng diễn ra trong toàn bộ tháng 10 này tới tận đầu tháng 11 và có thể quan sát được từ mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, thời điểm phù hợp nhất để bạn quan sát nó sẽ là khoảng thời gian cực điểm từ 21 tới 22 tháng này.

hot jupiter

Sử dụng đài quan sát VLT của ESO, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra nguyên tố nặng nhất từng được tìm thấy trong khí quyển một ngoại hành tinh - bari (barium/Ba). Họ đã thực sự ngạc nhiên khi tìm thấy nguyên tố này ở độ cao khá lớn trong khí quyển của hai hành tinh khí khổng lồ cực nóng là WASP-76 b và WASP-121 b. Khám phá bất ngờ này đặt ra những câu hỏi về chính bản chất của những bầu khí quyển này.

Wow! signal

Tín hiệu Wow!(*) nổi tiếng vẫn là một trong những tín hiệu vô tuyến tiềm năng hấp dẫn nhất từng được phát hiện đối với việc tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI). Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa lí giải được về nguồn gốc của tín hiệu này.

NGC 7469 - James Webb

Nghiên cứu do Đại học Oxford đứng đầu đã lần đầu tiên đi sâu vào tìm hiểu những phân tử bụi nhỏ trong vùng trung tâm của các thiên hà hoạt động, sử dụng dữ liệu ban đầu thu được từ kính thiên văn không gian James Webb (JWST). Đây là nghiên cứu chính thức đầu tiên do các nhà khoa học tại Anh Quốc đứng đầu sử dụng tới dữ liệu quang phổ thu được bởi thiết bị thu sóng trung hồng ngoại (MIRI) của JWST, với mục tiêu hướng tới một trong những thách thức lớn nhất của vật lý thiên văn hiện đại: cách mà các thiên hà hình thành và phát triển.

Dinosaurs killer

Khoảng 66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh dài 10 km đã lao vào Trái Đất, dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài khủng long. Bằng chứng mới được tìm thấy gợi ý rằng sự kiện đã tạo nên hố va chạm Chicxulub này cũng đã kích hoạt một trận động đất lớn tới mức làm rung chuyển cả hành tinh suốt hàng tuần hoặc hàng tháng sau khi va chạm xảy ra.