- Chi tiết
- Vũ Quang
- Tin tức
Mặt Trời chứa tới 99,8% tổng khối lượng của Hệ Mặt Trời. Lực hấp dẫn của nó là thứ giữ cho mọi thứ ở đúng vị trí của mình, từ Sao Thủy nhỏ bé tới những hành tinh khí khổng lồ và cho tới tận Mây Oort cách xa 300 tỷ km. Nhưng mặc dù có lực kéo mạnh như vậy, thực tế việc tới Mặt Trời lại rất khó khăn: để tới được đó cần năng lượng gấp 55 lần năng lượng để tới được Sao Hỏa.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Sao Mộc cực nóng là một loại ngoại hành tinh mới mà gần đây các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng chúng rải rác khắp vũ trụ. Những hành tinh khí khổng lồ vô cùng nóng này nằm ở gần sao mẹ của chúng hơn nhiều so với khoảng cách từ Sao Thủy tới Mặt Trời. Việc đó gây ra sự khóa triều khiến chúng luôn hướng cùng một mặt về phía ngôi sao. Kết quả là nhiệt độ của mặt ban ngày (mặt luôn hướng về ngôi sao) có thể vượt quá 1.900 độ C, trong khi nhiệt độ ở mặt còn lại cũng đạt khoảng 1.000 độ C. Hơn thế nữa, các Sao Mộc cực nóng có những đặc điểm khí quyển độc đáo chưa từng được phát hiện ở các loại hành tinh khác, chẳng hạn như sự vắng mặt của hầu hết các phân tử.
- Chi tiết
- Tuấn Phong
- Tin tức
Khi mọi người nghĩ về Bắc Cực, những thứ đầu tiên xuất hiện sẽ là tuyết, băng và gấu Bắc Cực. Thường thì sẽ không có cây cối, hay ít ra là chúng sẽ chưa xuất hiện ngay.
- Chi tiết
- R.T
- Tin tức
Những sợi mỏng và đỏ như những mạch máu trong hình ảnh này đánh dấu một trong số những tàn dư supernova lớn nhất trong thiên hà Milky Way. Hình ảnh được chụp bởi kính thiên văn không gian Spitzer của NASA.
- Chi tiết
- Đặng Vũ Tuấn Sơn
- Tin tức
Đêm 12-13 tháng 8 này, mưa sao băng Perseids sẽ đạt cực điểm. Với việc không bị ánh Trăng cản trở, nếu thời tiết thuận lợi, năm nay sẽ là thời điểm tuyệt vời để quan sát hiện tượng này.