Chandra images

Những lần phóng gần đây của kính thiên văn không gian James Webb (Webb) và tàu thám hiểm phân cực tia X (IXPE) của NASA cùng các đối tác quốc tế nhắc nhở chúng ta rằng, ánh sáng hoặc năng lượng trong vũ trụ phát ra ở nhiều dạng khác nhau. Để nghiên cứu đầy đủ các vật thể và hiện tượng vũ trụ, các nhà khoa học cần kính thiên văn có thể phát hiện ánh sáng trên toàn bộ dải quang phổ.

Earth

Bạn đã bao giờ cảm thấy dường như không có đủ thời gian trong ngày? Hóa ra, cảm giác đó của bạn có thể là thật theo đúng nghĩa đen. Trái Đất đang quay nhanh hơn so với nó cách đây nửa thế kỷ, dẫn đến việc một ngày của chúng ta đang dần ngắn hơn một chút so với trước đây. Và trong khi đó là một sự chênh lệch vô cùng nhỏ, nó lại trở thành một vấn đề lớn đối với các nhà vật lý, các nhà lập trình máy tính và thậm chí là với cả những nhà môi giới chứng khoán.

Free-floating black hole

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác nhận được rằng một sự kiện vi thấu kính hấp dẫn được quan sát từ năm 2011 là hệ quả của một lỗ đen tự do trôi trong không gian liên sao - lỗ đen đầu tiên như vậy được biết tới. Nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả của họ ở dạng đợi in trên arXiv.

Earth and moon

Mặt Trăng đóng vai trò rất quan trọng trong việc khiến Trái Đất trở thành hành tinh mà chúng ta biết ngày nay. Nó kiểm soát độ dài của ngày và thủy triều của đại dương, qua đó tác động tới chu kỳ sinh học của các dạng sống trên hành tinh chúng ta. Mặt Trăng cũng góp phần vào khí hậu trên Tráu Đất thông qua việc giữ ổn định trục quay của Trái Đất, tạo nên môi trường lý tưởng cho sự sống phát triển và tiến hóa.

trojan asteroid

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đứng đầu bởi Toni Santana-Ros ở Đại học Alicante và Viện Khoa học vũ trụ thuộc Đại học Barcelona (ICCUB) (Tây Ban Nha) đã xác nhận sự tồn tại của tiểu hành tinh trojan thứ hai của Trái Đất - tiểu hành tinh 2020 XL5 - sau một thập kỷ tìm kiếm. Kết quả này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.