Một tiếng nổ lớn phá tan buổi sáng yên bình ở Utah hôm thứ bảy vừa rồi có thể là một sao băng Perseids.
Theo The Deseret News, tiếng nổ đã khiến khu vực miền Bắc Utah giật mình vào lúc 8h32 sáng thứ bảy theo giờ địa phương. Nhiều hệ thống chuông và an ninh của các gia đình đã kêu. Các máy đo địa chấn cho thấy đây không phải một trận đọng đất, đồng thời nó cũng được xác định không phải là sét đánh hay có bão. Những chớp sáng được nhìn thấy giống như vệt sáng của sao băng hơn.
Cảnh quay từ camera an ninh ở Roy, Utah sau đó được tiết lộ đã cho thấy một quả cầu lửa màu xanh lao ngang qua bầu trời trước khi tiếng nổ diễn ra.
It was a meteor. A lady from Roy got this on her camera. A bluish fireball then a minute later was a boom. Watch left to right pic.twitter.com/KXAEqj8PAv
— Heather Beers Watts (@hwatts1990) August 13, 2022
Không có báo cáo nào về việc các thiên thạch được tìm thấy sau vụ nổ, mặc dù tình nguyện viên của NASA cho biết vụ nổ có thể đã làm vỡ tảng đá không gian này thành nhiều mảnh và rải xuống mặt đất. Việc bị phát hủy từ trên không này khiến việc xác định nguồn gốc của thiên thạch trở nên khó khăn, nhưng nhiều khả năng nó là một sao băng của mưa sao băng Perseids.
Mưa sao băng Perseids diễn ra hàng năm từ tháng 7 tới tháng 8 khi Trái Đất đi qua những mảnh vụn để lại bởi sao chổi 109P/Swift-Tutle. Hầu hết những mảnh vụn này rất nhỏ, nhưng chúng lao vào Trái Đất với vận tốc 214.360 km/h. Năm nay, mưa sao băng này đã đạt cực điểm hôm 12/8.
Sao băng có thể gây nên những vụ nổ âm thanh khi chúng lao vào khí quyển với vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh. Vì ánh sáng di chuyển nhanh hơn âm thanh nhiều, vụ nổ do sao băng gây ra thường được nghe thấy muộn hơn vài giây so với khi bạn nhìn thấy một quả cầu lửa. Nhưng trong hầu hết trường hợp, các sao băng ở quá cao nên âm thanh của nó khó mà có thể nghe thấy được ở mặt đất.
Đá không gian rơi xuống là điều khá phổ biến. Đầu năm nay, một quả cầu lửa đã thắp sáng bầu trời Ontario, Canada. Một vụ khác như vậy đã rải những thiên thạch nhỏ (sau khi vỡ ra từ vụ nổ) xuống khu vực Mississipi. Trong một số tình huống hiếm gặp, các sao băng đủ lớn để gây ra thiệt hại khi chúng lao qua khí quyển. Một trường hợp như vậy đã xảy ra vào năm 2013 tại Chelyabinks, Nga. Một quả cầu lửa được ước tính là đường kính 20 mét đã phát nổ trên không làm vỡ hàng nghìn cửa sổ và làm bị thương nhiều người.
R.T
Theo Live Science