Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra một lỗ đen loại thông dụng trong thiên hà Centaurus A, cách chúng ta 12 triệu năm ánh sáng. Đây là lần đầu tiên một lỗ đen với kích thước trung bình được phát hiện trong một thiên hà thuộc vùng lân cận thiên hà của chúng ta.

Tàu không gian Cassini của NASA đang chuẩn bị đi tới vùng quĩ đạo thấp nhất phía Nam của vệ tinh Enceladus của Sao Thổ, nơi các hạt băng và hơi nước được phóng ra như ở đuôi của máy bay phản lực. Nó sẽ ở độ cao chỉ có 74km vào lúc 11:30 theo giờ PDT (tức 23:30 giờ Việt Nam) ngày hôm nay 27/3.

Các nhà khoa học đã sử dụng laser để tạo ra từ trường tương tự với cái mà được tin rằng đã tham gia vào quá trình hình thành các thiên hà đầu tiên của vũ trụ, điều này giúp giải quyết bí ẩn về sự tồn tại của từ tính trong vũ trụ chúng ta.

Các nhà thiên văn học vừa nêu ra một giả thuyết mới về hoạt động của lỗ đen. Làm sao mà chúng có thể trở nên quá lớn, dường như chúng là những kẻ quá phàm ăn, đưa liên tiếp thức ăn vào miệng mình và thậm chí ăn nhiều món cùng một lúc.

Tại buổi Hội thảo "Ngày hội Thiên văn học Việt Nam" được VACA tổ chức vào chiều ngày 25/3, tại Hà Nội, GS Chu Hảo, giám đốc NXB Tri thức bắt đầu phần thuyết trình của mình bằng một thử nghiệm nhỏ: Hỏi cả hội trường có ai ở đây làm thầy giáo dạy thiên văn không? Không có tiếng trả lời.