Thứ khoáng chất cuối cùng từng được tin rằng chỉ có thể có ở Mặt Trăng nay đã được tìm thấy ở vùng Pilbara phía Tây Australia. Đây là kết quả của các nhà nghiên cứu tại trung tâm hiển vi và phân tích (CMCA) của đại học Tây Australia.

Thiết bị tần số cao trên kính thiên văn không gian Planck của ESA đã hoàn thành cuộc khảo sát của nó về tàn dư ánh sáng từ Big Bang. Bộ cảm biến của Planck đã ngừng quá trình tự làm lạnh vào thứ bảy tuần trước nên không thể tiếp tục phát hiện các tín hiệu năng lượng yếu.

Vệ tinh nghiên cứu Mặt Trăng LRO (Lunar Reconnaissance Orbiter) của NASA mới đây đã tiết lộ thêm một số điều về những khu vực thuộc Bắc và Nam cực thuộc vùng tối của Mặt Trăng, các nhà nghiên cứu cho biết.

NASA cho biết họ đang tiến hành các kiểm tra mang tính chẩn đoán đối với tàu không gian Cassini đang bay quanh Sao Thổ sau khi không thể thu được tín hiệu của nó vào tháng 12 vừa rồi.

Một vệ tinh quan sát Trái Đất có tên là Envisat đã chụp bức ảnh này vào tháng 11 năm 2011. Hình ảnh cho thấy một đám sinh vật phù du khổng lồ đang nở rộ ở Nam Đại tây Dương, cách đảo Falkland khoảng 600 km.