Thiết bị tần số cao trên kính thiên văn không gian Planck của ESA đã hoàn thành cuộc khảo sát của nó về tàn dư ánh sáng từ Big Bang. Bộ cảm biến của Planck đã ngừng quá trình tự làm lạnh vào thứ bảy tuần trước nên không thể tiếp tục phát hiện các tín hiệu năng lượng yếu.

"Planck đã là một chương trình tuyệt diệu, tàu không gian và các thiết bị đều thực hiện tốt, tạo ra một kho tàng dữ liệu khoa học mà chúng tôi sẽ sử dụng", cho biết của Jan Tauber, nhà khoa học thuộc dự án Planck của ESA.

Khoảng chưa tới nửa tỷ năm kể từ sau khi vụ nổ lớn Big Bang khai sinh ra vũ trụ 13,7 tỷ năm trước, khối cầu lửa khổng lồ đã nguội đi rất nhiều, nhiệt độ trong vũ trụ khi đó là khoảng 4000 độ C và không gian tràn ngập các ánh sáng chói lòa.

Khi vũ trụ giãn nở ra, ánh sáng này dần nhạt đi và trở thành các bức xạ vi ba.

Qua việc nghiên cứu những tàn dư ánh sáng còn lại ngày nay, các nhà khoa học hi vọng có thể hiểu hơn về Big bang và giai đoạn sớm của vũ trụ, rất xa trước khi những sao và thiên hà đầu tiên hình thành.

Planck thực hiện việc này bằng cách khảo sát toàn bộ bầu trời với Thiết bị tần số cao (HFI) và thấp (LFI).

Được phóng lên vào tháng 5 năm 2009, Planck có nhiệm vụ là thực hiện tối thiểu 2 cuộc khảo sát. Đến nay sau 30 tháng hoạt động, nó đã thực hiện một cách hoàn hảo các cuộc khảo sát với các thiết bị nêu trên và đã hoạt động với thời gian dài gấp đôi yêu cầu ban đầu.

LFI khác với HFI, nó có thể hoạt động ở nhiệt độ cao hơn và do đó nó sẽ tiếp tục làm việc trong năm 2012 để cung cấp thềm những dữ liệu mới cho việc hiệu chỉnh chính xác kết quả cuối cùng. Đối tượng quan sát của Planck không chỉ là các bức xạ vi ba từ thời kì đầu mà còn cả bức xạ từ các đám bụi lạnh trong khắp vũ trụ.

Những kết quả đầu tiên của Planck được công bố vào năm ngoái, bao gồm một danh mục các quần thiên hà ở những vùng xa của vũ trụ trong đó có một số siêu quần khổng lồ có thể là do sự sáp nhập của nhiều quần thiên hà.

Một điểm nổi bật trong những kết quả ban đầu của Planck là việc đo được chính xác nhất từng có về nền hồng ngoại bao phủ toàn bộ bầu trời, sinh ra bởi sự hình thành các sao trong giai đoạn sớm của vũ trụ.

Điều này cho thấy rằng một số thiên hà trong thời kì đầu đã tạo ra số lượng sao hàng năm lớn gấp hàng nghìn lần so với Thiên hà của chúng ta ngày nay.

Những kết quả khác nữa từ Planck sẽ được công bố vào tháng tới, nhưng kết quả đầu tiên về Big Bang và giai đoạn sớm của vũ trụ sẽ không tiếp tục trong những năm tới do HFI đã dừng hoạt động.

Phân tích cực kì chi tiết và cẩn thận các dữ liệu đã thu được là điều cần thiết để loại bỏ hết các bức xạ không cần thiết chỉ còn lại tín hiệu mờ nhạt nhất của những tàn dư ánh sáng sau Big Bang.

Mặc dù lý thuyết Big Bang đã được chấp nhận rộng rãi, vẫn còn rất nhiều mô hình khác nhau với những giả thuyết trái ngược về những giai đoạn sớm của vũ trụ. "Dữ liệu của Planck sẽ làm cả một nhóm mô hình sụp đổ, nhưng chúng tôi còn chưa biết đó là cái nào", cho biết của giáo cư Jean-Loup Puget tại đại học Paris Sud, Orsey, Pháp; giám sát chính của HFI.

Những dữ liệu về Big Bang sẽ được công bố làm hai giai đoạn. Những dữ liệu trong 15,5 tháng đầu của Plank sẽ được công bố vào năm 2013 còn dữ liệu trọn vẹn sẽ được công bố 1 năm sau đó.

VACA
(theo Spacedaily)