Để cho phép sự tồn tại của sự sống, một hành tinh có quĩ đạo quanh hai ngôi sao cần có lượng lớn khí nhà kính (như carbon monoxide hay methane) trong khí quyển của nó, theo như phân tích của các nhà nghiên cứu. Một nhóm các nhà vật lý thiên văn từ đại học Texas tại Arlington sẽ mở rộng nghiên cứu về các hành tinh cỡ Trái Đất tới các hệ có hai sao mẹ như hệ mới được phát hiện.
Hệ hành tinh Kepler 16 gây chú ý lớn vào tháng 9 năm 2011 khi các nhà nghiên cứu của dự án Kepler công bố phát hiện hành tinh Kepler-16b, một hành tinh khí lạnh quay quanh cùng lúc hai ngôi sao, giống như hành tinh giả tưởng Tatooine trong Star Wars.
Nhóm nghiên cứu Arlington sử dụng dữ liệu từ Kepler và các nghiên cứu trước đó, đã kết luận rằng các hành tinh dạng Trái Đất có thể tồn tại trong "vùng sống được" của hệ dưới dạng một vệ tinh của Kepler-16b. Họ cũng cho rằng "vùng sống được mở rộng" tồn tại bên ngoài quĩ đạo củahanhf tinh khí trong những điều kiện nhất định. Để có thể có sự sống, một hành tinh đất có quĩ đạo quanh hai ngôi sao cần có lượng khí nhà kính cao trong khí quyển của nó như carbon monoxide hay methane.
Kính thiên văn không gian Kepler được đưa lên quĩ đạo năm 2009 với nhiệm vụ quan sát 150.000 ngôi sao, dựa vào sự dao động ánh sáng của chúng khi có thiên thể khác lướt qua phía trước để xác định sự tồn tại của các hành tinh, và từ đó tìm kiếm trong số đó các hành tinh nằm trong vùng sống được, nơi các điều kiện và quĩ đạo có thể cho phép sự sống tồn tại.
Nghiên cứu này cho thấy sự sống có thể tồn tại bên ngoài vùng sống được đã biết, nhưng nó đòi hỏi một khí quyển dày hơn với những hóa chất có khả năng tạo nên hiểu ứng làm nóng trở lại mạnh mẽ vì khi thiếu ánh sáng từ các sao thì chính bản thân hành tinh sẽ cần tự làm mình nóng lên nhiều hơn.
VACA
(Theo Astronomy)