gas cloud

Các ngôi sao ra đời từ sự sụp đổ của những đám mây khí và bụi. Nhưng kích hoạt để sự tạo sao diễn ra là một quá trình phức tạp, vì những đám mây khí này đôi khi có thể cứ ở đó hàng tỷ năm mà chẳng có chuyện gì xảy ra. Hai nhà nghiên cứu mới đây đã tìm ra chính xác cách thức để những đám mây khí kích hoạt sự tạo sao, và nó liên quan rất nhiều tới va chạm.

NGC 2419

Hình ảnh này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble. Nó cho thấy cụm sao cầu NGC 2419. Cụm sao cầu là những cấu trúc tuyệt đẹp và đầy hấp dẫn. Chúng là những nhóm gồm nhiều sao liên kết với nhau thành dạng cầu, cùng chuyển động quanh trung tâm của thiên hà. Trong trường hợp của NGC 2419, thiên hà chủ của nó chính là Milky Way của chúng ta. Cụm sao này nằm cách Hệ Mặt Trời khoảng 300.000 năm ánh sáng, trong chòm sao Lynx (*).

Uranus

Tiếp nối việc chụp ảnh Sao Hải Vương vào năm ngoái, kính thiên văn không gian James Webb của NASA/ESA/CSA vừa công bố them một bức ảnh nữa về một hành tinh băng khổng lồ khác của Hệ Mặt Trời: Sao Thiên Vương. Hình ảnh làm nổi bật những vành sắc nét và những điểm sáng đáng chú ý trong khí quyển của hành tinh.

black hole

Một trong những nghịch lý nổi tiếng nhất của nhà vật lý Stephen Hawking có lẽ cuối cùng đã có lời giải: Các lỗ đen có lưu giữ thông tin về ngôi sao khối lượng lớn đã tạo ra nó - một nghiên cứu mới đã chỉ ra điều này.

black hole

Sử dụng hiệu ứng thấu kính hấp dẫn và các siêu máy tính, các nhà thiên văn vừa phát hiện một lỗ đen có khối lượng khoảng 30 tỷ lần Mặt Trời. Nó là một trong những lỗ đen lớn nhất từng được biết tới.