NGC 5921

Những cánh tay xoắn uốn lượn nhẹ nhàng của thiên hà NGC 5921 vắt ngang hình ảnh được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA. Thiên hà này nằm cách Trái Đất khoảng 80 triệu năm ánh sáng và khá giống với thiên hà của chúng ta, Milky Way, với phần thanh nổi bật - một khu vực chứa rất nhiều sao tập trung thành một dải chạy dọc qua trung tâm (những thiên hà như vậy được gọi là thiên hà xoắn dạng thanh). Khoảng một nửa số thiên hà xoắn là dạng có thanh này. Những thanh này tác động tới thiên hà mẹ của chúng bằng việc cung cấp năng lượng để hình thành sao và ảnh hưởng đến chuyển động của các ngôi sao và khí giữa các sao.

Galactic bone

Các nhà thiên văn đã lập bản đồ chi tiết nhất về từ trường trong một khu vực thuộc một cánh tay xoắn của thiên hà Milky Way được gọi là xương thiên hà - một sợi dài chứa khí và bụi dày đặc hình thành ở giữa cánh tay (những vùng trải rộng xuất phát từ vùng trung tâm và bao quanh thiên hà) của một thiên hà xoắn. Bản đồ mới này cho thấy một tình trạng hỗn độn ngẫu nhiên của các đường sức từ, điều này mâu thuẫn với các đặc điểm từ tính đã được thiết lập và quan sát thấy ở khắp phần còn lại của khung xương Milky Way.

Sunspots

Tàn dư của một vết đen Mặt Trời đã phát nổ vào hôm thứ hai, 11 tháng 4, và kích hoạt một vụ phun trào vật chất của Mặt Trời hướng về phía Trái Đất.

HD1

Một vật thể - dường như là một thiên hà - tồn tại cách Trái Đất khoảng 13,5 tỷ năm ánh sáng đã phá kỷ lục về vật thể thiên văn xa nhất từng được thấy.

black hole

Trong 7 năm qua, các nhà khoa học làm việc tại dự án hợp tác LIGO-Virgo* (LVC) đã phát hiện thấy 90 tín hiệu của sóng hấp dẫn. Sóng hấp dẫn là những nhiễu loạn trong cấu trúc của không-thời gian thành các dạng sóng lan ra phía ngoài từ các sự kiện vũ trụ dữ dội như sự sáp nhập của các lỗ đen kép (BBH). Trong các quan sát được thu thập từ nửa giai đoạn đầu của chương trình thử nghiệm gần đây nhất, kéo dài trong 6 tháng vào năm 2019 thì dự án này đã xác nhận được các tín hiệu từ 44 sự kiện BBH.