Chương trình Kepler của NASA được thực hiện với mục đích khảo sát trong thiên hà của chúng ta (Milky Way) sự tồn tại của các hành tinh với kích thước Trái Đất nằm trong "vùng sống được", nơi cho phép nước lỏng tồn tại; và thống kê xem có bao nhiêu trong số hàng tỷ sao trong thiên hà có những hành tinh như vậy. Giờ đây, lại thêm một hành tinh nữa được đưa vào danh sách này.

Chỉ còn 2 ngày nữa là chúng ta sẽ bước sang tháng 12, những ngày cuối cùng của năm 2011. Trận mưa sao băng lớn hàng đầu trong năm là Geminids sẽ khó có thể theo dõi bởi ánh trăng sáng. Nhưng ngược lại một điều có thú vị hơn nhiều lại đến từ Mặt Trăng: Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào tối ngày 10 tháng 12 sắp tới.

 

Một bức ảnh mới từ kính thiên văn không gian Hubble của NASA cho thấy hình ảnh của NGC1846, một quần sao gồm vài trăm nghìn ngôi sao ở gần rìa của Mây Magellan lớn (thiên hà lùn đồng hànhcủa Milky Way mà chúng ta có thể thấy bằng mắt thường khi đứng ở bán cầu Nam của Trái Đất).

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã tạo ra một mô tả đầy đủ về một lỗ đen, vật thể có mật độ khối lượng lớn tới mức ngay cả ánh sáng cũng không thoát khỏi lực hấp dẫn của nó. Những đo đạc chính xác cho phép họ tái tạo lại lịch sử của nó từ khi nó ra đời khoảng 6 triệu năm trước.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hai đám khí mà họ tin rằng đã hình thành chỉ vài phút sau khi vụ nổ Big Bang tạo nên vũ trụ. Phát hiện này bổ sung thêm những bằng chứng mới cho lý thuyết đã được chấp nhận rộng rãi nhất của chúng ta về sự hình thành của vũ trụ.