Vào ngày 10/12 sắp tơi, lần thứ hai trong năm nay, Việt Nam chúng ta lại được đón xem hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Mặt Trăng sẽ vào vùng bóng nửa tối lúc 18h33 (giờ Việt Nam), bắt đầu nguyệt thực. Tuy nhiên, bóng nửa tối làm giảm độ sáng của Mặt Trăng không đáng kể nên rất khó nhận ra giai đoạn này. Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối lúc 19h45. Từ đây Mặt Trăng bắt đầu bị khuyết do tối mất một phần cho đến khi nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối lúc 21h06. Lúc này Mặt Trăng có màu đỏ, khác hẳn với ánh trăng rằm bình thường.

 

Tàu không gian Voyager 1 của NASA đã tiến tới một khu vực mới nằm giữa Hệ Mặt Trời và khoảng không bên ngoài. Dữ liệu thu được trong nhiều năm từ Voyager cho thấy nơi này là tận cùng của Hệ Mặt Trời.

Dự án Kepler mới đây đã xác nhận hành tinh đầu tiên trong "vùng sống được", khu vực quanh các ngôi sao cho phép có sự tồn tại của nước lỏng trên bề mặt hành tinh. Kepler cũng đã tìm thấy hơn 1000 hành tinh mới (gấp đôi so với dự tính ban đầu), 10 trong số các ứng viên đó nằm trong vùng sống được của sao mẹ. Yêu cầu cuối cùng là các ứng viên cần được quan sát kĩ để xác định có đúng chúng là hành tinh hay không.

 

Ở một nơi xa xôi trong vũ trụ, cách chúng ta khoảng 13 tỷ năm ánh sáng, ẩn giấu những loại thiên hà kì lạ. Che phủ bởi bụi cùng khoảng cách quá xa, ngay cả kính thiên văn không gian Hubble cũng không thể quan sát được vị trí này. Kính thiên văn không gian Spitzer đã phát hiện tại đây tới 4 thiên hà màu đỏ, các nhà thiên văn vẫn chưa thể giải thích nguyên nhân của màu sắc này.

Qua các kính thiên văn quang học, vùng tạo sao này nổi lên trên không gian với hình thù đặc biệt để người ta đặt cho nó cái tên là tinh vân Pacman (nhân vật game nổi tiếng suốt 3 thập kỉ qua do hãng Namco xây dựng trên nhiều máy chơi game khác nhau). Mới đây khi quan sát ở dải sóng hồng ngoại bởi kính WISE (Wide-field Infrared Survey Explorer) của NASA, dường như người ta thấy rằng Pacman lúc này đã... mọc răng.