Lần đầu tiên hơn một tỷ ngôi sao trong Milky Way có thể được quan sát trong một bức ảnh duy nhất được chụp bởi một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế. Các nhà khoa học tạo nên bức ảnh này bằng sự kết hợp các ảnh chụp ở dải sóng hồng ngoại cận đỏ chụp ở cả bắc và nam bán cầu Trái Đất. Cấu trúc lớn của thiên hà gồm khí nơi các ngôi sao sinh ra vè chết đi cũng có thể được nhìn thấy trong bức ảnh này.

Tiến sĩ Nick Cross thuộc đại học Edinburgh sẽ giới thiệu công trình mới này trong cuộc họp mặt thiên văn quốc gia (Anh) tại Manchester ngày hôm nay 29/3.

Bức ảnh là kết quả của dự án kéo dài 10 năm qua của các nhà khoa học tại Anh, châu Âu và Chile, sử dụng dữ liệu từ hai kính thiên văn. Thông tin được xử lý và lưu trữ bởi các nhóm nghiên tại đại học Edinburgh và Cambridge, sẵn sàng cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới sử dụng để nghiên cứu sâu hơn.

Bức ảnh cho thấy mặt phẳng chính của thiên hà chúng ta - Milky Way, được so sánh như hai mảnh vỏ trứng ốp vào nhau với một cái đĩa dẹt nằm giữa. Trái Đất của chúng ta nằm gần rìa của cái đĩa này, bức ảnh là hình ảnh chụp dọc theo đĩa sáng này khi chúng ta nhìn từ Trái Đất. Nó tổng hợp kết quả chụp của kính thiên văn hồng ngoại của Anh đặt tại Hawaii và kính thiên văn VISTA tại Chile.

Các nhà thiên văn sử dụng dải sóng hồng ngoại cận đỏ thay cho dải biểu kiến để có thể quan sát chi tiết bụi và khí trong thiên hà cũng như tìm hiểu rõ hơn về vùng trung tâm thiên hà của chúng ta.

Tiến sĩ Cross cho biết "Bức ảnh tuyệt vời này cho chúng ta một góc nhìn mới về thiên hà của chúng ta, và cho thấy những khám phá xa hơn mà chúng ta có  được từ những khảo sát bầu trời qui mô lớn. Với dữ liệu đã được xử lý, lưu trữ và công bố, các nhà khoa học khác có thể sử dụng chúng miễn phí một cách hiệu quả cho các nghiên cứu thiên văn của mình."

VACA
(theo Science Daily)