Bề mặt Mặt Trăng bị lồi lõm bởi các hố va chạm, dấu vết của các vụ va chạm đã xảy ra hơn 4,5 tỉ năm trước. Bồn Orientale, hố có kích thước đáng kể được tạo nên gần đây nhất trên Mặt Trăng, khác biệt hẳn với những hố còn lại. Hố này nằm dọc theo ranh giới tây nam giữa mặt gần và mặt xa của Mặt Trăng, và xuất hiện như một điểm tối bao quanh bởi các vòng tròn vật phóng đồng tâm vươn xa tới 900 km (560 dặm) từ địa điểm va chạm.

Bức ảnh này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble, nó cho thấy một cái nhìn chi tiết và tinh tế về một phần đĩa của thiên hà xoắn NGC 4565. Thiên hà sáng này là một trong những đối tượng nổi tiếng nhất trong số các thiên hà có mặt phẳng đĩa nằm vuông góc với tầm nhìn của chúng ta.

Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng sao chổi và/hoặc một dạng thiên thạch cổ được gọi là các chondrite cacbon là nguồn gốc của các nguyên tố dễ bay hơi trên Trái Đất sơ khai - bao gồm hidro, nito, và cacbon – và có thể cuả cả các vật chất hữu cơ. Hiểu được những chất bay hơi đến từ đâu là tối quan trọng cho việc xác định nguồn gốc của nước và sự sống trên hành tinh của chúng ta. Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Conel Alexander của Carnegie tập trung vào nước đóng băng phân bố ở xuyên suốt hầu hết Hệ Mặt Trời trước kia, nhưng có lẽ lượng băng này không nằm trong các vật liệu tích tụ lại để tạo ra Trái Đất sơ khai.

Một nhóm các nhà thiên văn học sử dụng Kính thiên văn không gian Hubble của NASA vừa khám phá ra một vệ tinh khác quay quanh hành tinh lùn băng giá Pluto.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã trực tiếp phát hiện một phần của xương sống vật chất tối trong vũ trụ, nơi được coi là tập trung một nửa lượng vật chất tối của cả vũ trụ. Phát hiện này được thực hiện dưới sự dẫn đầu của một nhà nghiên cứu vật lý ở đại học Michigan, khẳng định một dự đoán chính trong các lý thuyết hiện nay về sự phát triển của cấu trúc mạng vũ trụ.