Bề mặt Mặt Trăng bị lồi lõm bởi các hố va chạm, dấu vết của các vụ va chạm đã xảy ra hơn 4,5 tỉ năm trước. Bồn Orientale, hố có kích thước đáng kể được tạo nên gần đây nhất trên Mặt Trăng, khác biệt hẳn với những hố còn lại. Hố này nằm dọc theo ranh giới tây nam giữa mặt gần và mặt xa của Mặt Trăng, và xuất hiện như một điểm tối bao quanh bởi các vòng tròn vật phóng đồng tâm vươn xa tới 900 km (560 dặm) từ địa điểm va chạm.

Dù các hố khác cũng có các đai tương tự, bề mặt Mặt Trăng bao quanh bồn Orientale lại gồ ghề hơn hẳn với mặt lõm rất ít. Các địa hình bất thường này đã được Kreslavky và Head phát hiện sau khi họ vẽ nên một bản đồ của độ gồ ghề địa hình bề mặt Mặt Trăng, sử dụng các thu thập của một tàu vũ trụ bay quanh Mặt Trăng và có nhiệm vụ như một dụng cụ đo độ cao bằng laser.

Việc các hố khác – kể cả các hố với kích thước và tuổi thọ tương tự - không có những nét đặc biệt này gợi ý cho các nhà nghiên cứu rằng các phương thức như phong hóa hay sự lắng trọng lực không thể giải thích hiện tượng này. Thay vào đó, họ gợi ý rằng bồn Orientale, được hình thành khoảng 3,8 tỉ năm trước, đặc biệt đơn giản vì nó là hố lớn trẻ nhất.

Họ đề xuất rằng mỗi khi một thiên thạch lớn đâm vào Mặt Trăng, các sóng địa chấn tạo ra trong vụ va chạm di chuyển qua vật chất rắn của Mặt Trăng, gồm có các cơn lắc địa chấn có thể tạo ra các cơn lở đất và lắng bề mặt. Họ dự đoán vật gây ra ảnh hưởng gần phải có bề ngang ít nhất 100 km (62 dặm) để tạo ra các cơn lắc địa chấn đáng kể.

Không may, các nhà khoa học sẽ cần phải đợi để có thể kiểm tra giả thuyết của họ - cho tới khi Mặt Trăng lại va chạm với một tiểu hành tinh đáng kể khác, một sự kiện theo dự đoán sẽ không xảy ra trong tương lai tới.

Quỳnh Chi (VACA)
Theo Science Daily