Mỗi năm, người yêu thích quan sát bầu trời đều có thể chứng kiến khá nhiều hiện tượng thiên văn gồm những hiện tượng định kì như các trận mưa sao băng và các hiện tượng không có chu kì theo năm như nhật thực, nguyệt thực, sao chổi, ... Hầu hết các hiện tượng này có thể được quan sát bằng mắt thường hoặc các dụng cụ quang học nghiệp dư. Dưới đây là các hiện tượng mà bạn có thể quan sát trong năm 2016.

 

red purple early earth

Theo một nghiên cứu mới đứng đầu bởi Đại học tổng hợp London (UCL) và được tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên (NERC) (Anh): Mất tới 100 triệu năm để mức oxy trong các đại dương và khí quyển đủ cao cho phép sự bùng nổ của động vật trên Trái Đất khoảng 600 triệu năm trước.

 

 

Các nhà khoa học đang nghiên cứu sự thay đổi mực nước biển trong quá khứ để đưa ra những dự đoán chính xác về hậu quả của việc biến đổi khí hậu trong tương lai, và để làm điều đó, họ tiến hành nghiên cứu đối với lõi Trái Đất. Nghiên cứu đã chỉ ra sự quay chậm lại của Trái Đất do biến đổi khí hậu.

kepler452b

Các nhà thiên văn học sử dụng hệ thống kính ALMA (Tổ hợp kính thiên văn milimet/hạ-milimet Atacama) đã khám phá ra một thiên thể có thể là một hành tinh lớn ở rìa của Hệ Mặt Trời chúng ta. Trong khi quan sát hệ sao Alpha Centauri - hệ sao gần Trái Đất nhất, họ đã phát hiện một vật thể chuyển động nhanh lướt qua trường nhìn.

geminids12Tháng 12, người yêu thích bầu trời có cơ hội quan sát mưa sao băng Geminids - một trong những trận mưa sao băng lớn nhất diễn ra hàng năm từ khoảng mùng 4 tới 17 tháng này. Cực điểm của hiện tượng này sẽ rơi vào khoảng ngày 13, 14 với thời điểm quan sát lý tưởng nhất là rạng sáng ngày 14/12. Không bị ánh Trăng cản trở, ở những nơi ít ô nhiễm và lý tưởng về thời tiết, người quan sát có thể thấy từ 100 đến 120 sao băng mỗi giờ.