Milky Way, dòng sông sáng của các ngôi sao đã thống trị bầu trời đêm và trí tưởng tượng của loài người từ thời xa xưa, chỉ còn là một ký ức mờ nhạt với một phần ba nhân loại và khoảng 80 phần trăm người Mỹ, theo một bản đồ toàn cầu mới về ô nhiễm ánh sáng do các nhà khoa học Italia và Mỹ thực hiện.

 

Ô nhiễm ánh sáng là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của sự biến đổi môi trường. Tại các quốc gia phát triển, sự hiện diện khắp nơi của ánh sáng nhân tạo tạo ra một màn sương mù dày đặc nhấn chòm các ngôi sao và chòm sao trên bầu trời.

"Chúng ta có nhiều thế hệ người ở Mỹ chưa bao giờ nhìn thấy Milky Way," cho biết của Chris Elvidge, nhà khoa học tại Trung tâm quốc gia về thông tin môi trường thuộc NOAA (Cơ quan quốc gia về đại dương và khí quyển của Mỹ). "Nó là một phần lớn trong mối liên kết của chúng ta với vũ trụ - và nó đã biến mất."

Elvidge, cùng với Kimberly Baugh tại Viện hợp tác nghiên cứu khoa học môi trường thuộc Đại học Colorado Boulder, là một phần của nhóm nghiên cứu vừa hoàn thiện bản đồ toàn cầu về ô nhiễm ánh sáng được công vố trên Science Advances. Sử dụng dữ liệu vệ tinh với độ phân giải cao và những phép đo độ sáng chính xác của bầu trời, nghiên cứu của họ đã đưa ra đánh giá chính xác nhất về tác động toàn cầu của ô nhiễm ánh sáng.

"Tôi hi vọng rằng bản đồ này cuối cùng sẽ mở mắt cho mọi người về ô nhiễm ánh sáng," trưởng nhóm tác giả Fabio Falchi thuộc Viện khoa học và công nghệ ô nhiễm ánh sáng ở Italia cho biết.

Bản đồ sử dụng hình ảnh chụp ở điều kiện ánh sáng thấp lấy từ vệ tinh Suomi National Polar-orbiting liên kết giữa NASA và NOAA, với sự hiệu chỉnh của hàng nghìn quan sát mặt đất.

Ô nhiễm ánh sáng phổ biến nhất ở những quốc gia như Singapore, Italia và Hàn Quốc, trong khi Canada và Australia là những nơi có bầu trời đêm tối nhất. Ở Tây Âu, chỉ có những khu vực nhỏ là bầu trời đêm còn chưa biến đổi nhiều, chủ yếu ở Scotland, Thuỵ Điển và Na Uy. Bất chấp việc một vùng không gian rất lớn ở phía Tây Mỹ vẫn còn trống, gần một nửa nước Mỹ vẫn trải nghiệm ô nhiễm ánh sáng mỗi đêm.

"Ở Mỹ, một số công viên quốc gia đang là những nơi ẩn náu cuối cùng của bóng tối - những nơi như Yellowstone và sa mạc phía Tây Nam," đồng tác giả Dan Duriscoe nói.

Ô nhiễm ánh sáng không chỉ làm con người mất đi cơ hội quan sát bầu trời đêm, nó còn làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Nhiều loài động vật có thể bị mất phương hướng do ánh sáng nhân tạo như các loài côn trùng, chim và rùa biển, gây ra nhiều thương vong cho chúng.

May mắn thay, ô nhiễm ánh sáng không phải không thể giải quyết. Nó có thể được giảm đi bằng cách ngăn bớt ánh sáng tới những khu vực không cần thiết, giảm lượng ánh sáng sử dụng đến mức tối thiểu, hay đơn giản hơn (tất nhiên) là tắt chúng đi.

L.C
Theo Science Daily