Hiện tượng thiên văn đầu tiên mà bạn có thể quan sát trong năm 2016 này là mưa sao băng Quadrantids, với thời điểm lý tưởng nhất là rạng sáng ngày mùng 4 tháng 1. Đây là một mưa sao băng cỡ trung bình diễn ra định kì hàng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 với cực điểm vào khoảng rạng sáng mùng 3, mùng 4 tháng 1.

 

Các nhà vật lý thiên văn Tây Ban Nha đã thu được những kết quả đo chính xác của một thiên thể chuyển động trên quĩ đạo quanh một lỗ đen cách chúng ta 5 tỷ năm ánh sáng. Việc này tương đương với việc quan sát được đồng xu 1 euro khi nó ở cách ta 100.000km.

 

Nghiên cứu mới cửa các nhà khoa học Nhật Bản hứa hẹn sẽ thức đẩy việc tìm kiếm nguồn gốc của sự sống trong vùng xa của vũ trụ. Những khối vật chất mang theo các thành phần hoá học tạo ra sự sống sinh học đã được ra đời từ những vụ nổ của các ngôi sao. Vấn đề là đó là những sao nào, khi nào và như thế nào?

 

Một nhóm các nhà thiên văn học từ đài quan sát Armagh và đại học Buckingham thông báo rằng việc phát hiện hàng trăm sao chổi khổng lồ ở khu vực phía ngoài của hệ hành tinh trong hơn hai thập kỉ qua đồng nghĩa với việc những thiên thể này mang lại rủi ro lớn hơn cho sự sống so với các tiểu hành tinh. Nghiên cứu này đã được công bố trong số xuất bản tháng 12 vừa qua của Astronomy and Geophyics (Thiên văn học và Địa vật lý) - tạp chí của Hội thiên văn học Hoàng gia (Anh).

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học ở đại học Leicester, lỗ đen ở trung tâm các thiên hà có thể lớn lên tới khối lượng gấp 50 tỷ lần khối lượng của Mặt Trời trước khi làm mất đĩa khí chúng cần để duy trì.