Vũ trụ đã 13,8 tỷ năm tuổi, trong khi đó Trái Đất của chúng ta hình thành mới 4,5 tỷ năm trước. Một số nhà khoa học nghĩ rằng khoảng cách thời gian này có nghĩa là sự sống trên những hành tinh khác có thể ra đời trước chúng ta hàng tỷ năm. Tuy nhiên, nghiên cứu lý thuyết mới gợi ý rằng sự sống ngày nay thực sự vẫn còn quá sớm đối với vũ trụ.

 

Hãy tưởng tượng một luồng năng lượng di chuyển qua vũ trụ và rán giòn mọi thứ trên đường đi của nó. Điều này có vẻ hơi giống khoa học viễn tưởng, nhưng những luồng năng lượng như vậy là có thật và mang lại những đe doạ thực sự.

 

Cặp lỗ đen được phát hiện gần đây bởi chương trình hợp tác LIGO-Virgo có thể là những thực thể nguyên thủy được tạo thành ngay sau Big Bang - theo thông báo của các nhà vật lý thiên văn Nhật Bản.

 

Các nhà thiên văn học tại Trường Văn học, Khoa học và Nghệ thuật (LSA) thuộc Đại học Michigan đã lần đầu tiên khám phá ra khí nóng trong quầng của thiên hà Milky Way đang quay cùng chiều và với vận tốc gần với đĩa chính của thiên hà - nơi có chứa các sao, hành tinh, khí và bụi của chúng ta. Thông tin mới này làm sáng tỏ thêm cách mà từng nguyên tử lắp ráp lại thành các sao, hành tinh và thiên hà, cũng như tương lai của các thiên hà như thiên hà chúng ta.

 

Năm mươi năm trước, Thuyền trưởng Kirk và phi hành đoàn trên tàu Enterprise bắt đầu chuyến du hành vào không gian - biên giới cuối cùng (space - the final frontier/ Star Trek). Giờ đây, khi mà tập phim mới nhất của Star Trek đang có mặt khắp các rạp chiếu phim, kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA cũng đang khám phá những biên giới mới, quan sát các thiên hà rất xa trong cụm thiên hà Abell S1063 - một phần của chương trình Frontier Fields.