Sao Hỏa sẽ đi tới điểm trực đối của nó vào ngày 3 tháng 3 tới và sẽ là cơ hội tốt nhất để quan sát nó trong chu kì hơn 2 năm. Chu kì để Sao Hỏa đạt tới điểm này chính xác là 780 ngày thiếu 1 giờ 26 phút và 24 giây. Điểm trực đối là khi Sao Hỏa đi tới vị trí mà nó nằm đối diện với Mặt Trời qua Trái Đất. Nó sẽ bắt đầu mọc lên vào lúc hoàng hôn, lên cao nhất vào giữa đêm và là một trong những tiêu điểm quan sát của năm.

 

Thiên hà của chúng ta có lẽ tràn ngập các hành tinh vô gia cư, lang thang trong không gian thay vì có quĩ đạo quanh một ngôi sao. Trên thực tế, có thể có tới số hành tinh lang thang như vậy gấp 100.000 lần số sao trong Milky Way, theo nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu tại viện Vật lý hạt và vũ trụ học Kavli (KIPAC) tại Stanford, California.

Bức ảnh tuyệt đẹp này được Nick Howes chụp vào ngày 19 tháng9 năm 2012. Tinh vân Veil như ta thấy trong hình là kết quả của một vụ nổ supernova trong chòm sao Cygnus, nó là một phần của một cấu trúc lớn hơn gọi là vòng Cygnus.

Một vật thể sáng ngoạn mực mới đây được phát hiện trong bức ảnh chụp thiên hà láng giềng của chúng ta Andromeda (M31) chụp bởi đài quan sát Chandra X-ray của NASA, nó là kết quả của một lỗ đen bình thường.

Một điều rõ ràng rằng vũ trụ luôn thay đổi. Ngay cả các ngôi sao hàng đêm xuất hiện mà chúng ta có thể dự đoán trước cũng có thể biến đổi. Bức ảnh này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA, trong hình là tinh vân hành tinh Hen-1333. Tinh vân hành tinh không liên quan gì tới hành tinh cả, chúng đơn giản là phần còn sót lại sau cái chết của những ngôi sao với kích thước trung bình.