Một vật thể sáng ngoạn mực mới đây được phát hiện trong bức ảnh chụp thiên hà láng giềng của chúng ta Andromeda (M31) chụp bởi đài quan sát Chandra X-ray của NASA, nó là kết quả của một lỗ đen bình thường.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi Matt Middleton tại đại học Durham, Anh đã phân tích rất nhiều các nguồn phát tia X cực mạnh gọi là các ULX (Ultraluminous X-ray source) và phát hiện ra thiên thể này trong quan sát của đài Chandra X-ray.
Nhiều ULX ở quá xa để các nhà thiên văn có thể nghiên cứu chúng, nhưng cái mới được phát hiện nằm trong thiên hà Andromeda chỉ cách Milky Way có 2,5 triệu năm ánh sáng, mang lại một hi vọng mới cho các nhà khoa học trong việc phân tích hiện tượng này.
Các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu của họ có thể trả lời cho nguồn gốc của ULX. Một số nhà khoa học tin rằng chúng được sinh ra bởi các lỗ đen nhỏ với khối lượng vài lần Mặt Trời. Các lỗ đen này cuốn khí và bụi vào rất nhanh tạo thành một cái đĩa gia tốc, nó gia tốc cho vật chất để chúng phát ra bức xạ tia X.
Các nhà khoa học khác cho rằng ULX sinh ra do việc vật chất bị cuốn vào bởi lỗ đen trung bình hình thành bởi sự hợp nhất nhiều lỗ đen, khối lượng của lỗ đen trung bình này có khối lượng khoảng 1000 lần khối lượng Mặt Trời.
Nhóm nghiên cứu do đại học Durham dẫn đầu tìm ra rằng ULX được phát hiện trong thiên hà Andromeda có nguồn gốc từ một lỗ đen bình thường, kết quả sau vụ nổ supernova của một ngôi sao nặng.
Middleton nói: "ULX vẫn còn rất kì lạ. Nhưng việc làm của chúng tôi cho thấy ít nhất có một số trong đó có liên quan tới những lỗ đen thông thường để lại sau cái chết của những ngôi sao nặng - những thiên thể có thể tìm thấy khắp nơi trong vũ trụ - và cái cách chúng lôi kéo vật chất xung quanh. ULX trong Andromeda bùng lên mạnh mẽ như vậy là do sự phàm ăn của lỗ đen đang lôi kéo thêm vật chất"
Sử dụng giữ liệu từ Chandra, đài quan sát XMM-Newton X-ray, đài quan sát tia gamma Swift và kính thiên văn không gian Hubble, nhóm nghiên cứu có thể quan sát chi tiết về sự suy giảm của cường độ các vụ nổ trong nhiều tháng tới.
Sự suy giảm này chưa từng thấy ở các ULX trước đây, nhưng nó khá phổ biến trong các sao biến quang có quĩ đạo quanha các lỗ đen. Họ cho rằng ULX trong thiên hà Andromeda là kết quả của 1 lỗ đen sau quá trình kết thúc của 1 ngôi sao, khối lượng khoảng 13 lần khối lượng Mặt Trời.
"Chúng tôi muốn theo dõi việc này qua một vụ nổ khác của ULX ở Andromeda" Middleton nói "Vấn đề ở chỗ việc này chỉ xảy ra theo chu kì hàng thế kỉ và như vậy chúng tôi cần đợi 1 thời gian dài để một vụ bùng phát tương tự xảy ra".
VACA
(theo Astronomy)