Các nhà khoa học tin rằng dòng khí hydro được khám phá gần đây nằm giữa hai thiên hà Andromeda và Pinwheel là phần còn lại sau một vụ va chạm gần đây giữa hai thiên hà này.

Đài quan sát tại Nam bán cầu của châu Âu (ESO) đang tiến hành việc xây dựng chiến kính thiên văn quang học/hồng ngoại lớn nhất từng có trên thế giới. Trong cuộc gặp mặt tại Garching hôm 11 tháng 6, lãnh đạo ESO đã thông qua việc xây dựng chiến kính thiên văn siêu lớn của châu Âu (European Extremely Large Telescope - viết tắt E-ELT). E-ELT sẽ sớm đi vào hoạt động trong thập kỉ tới.

 

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng nguồn nhiệt trong các núi lửa trên bề mặt Io tuân theo những nguyên tắc chung của sự tỏa nhiệt từ bên trong. Lượng nhiệt tỏa ra từ hàng nghìn ngọn núi lửa đang phun trào của Io là bằng chứng cho một nguồn nhiệt phức tạp và nhiều lớp. Những kết quả này dựa trên các dữ liệu do tàu không gian và các kính mặt đất của NASA thu thập được, và đã được đăng trên số tháng 6 của tạp chí Icarus.

Hiện tượng một hành tinh trong Hệ Mặt Trời được quan sát thấy đang lướt qua đĩa sáng Mặt Trời là điều rất hiếm gặp. Trái Đất của chúng ta là hành tinh thứ ba của Hệ Mặt Trời, vì thế chúng ta chỉ có thể quan sát sự việc như vậy xảy ra với hai hành tinh là Sao Thủy (Mercury) và Sao Kim (Venus). Ngày mùng 6 tháng 6 này, Sao Kim sẽ đi ngang qua đĩa sáng Mặt Trời, nếu bỏ lỡ bạn sẽ phải đợi tới 105 năm nữa để chứng kiến điều tương tự lặp lại.

 

Vũ trụ là một nơi kì diệu và phức tạp lấp đầy bởi các thiên hà và các cấu trúc lớn luôn phát triển suốt hơn 13,7 tỷ năm lịch sử của nó. Sự nhiễu loạn của vật chất tăng dần theo thời gian tồn tại của nó giống như những làn sóng trên mặt hồ cùng với sự giãn nở của vũ trụ.