Đài quan sát tại Nam bán cầu của châu Âu (ESO) đang tiến hành việc xây dựng chiến kính thiên văn quang học/hồng ngoại lớn nhất từng có trên thế giới. Trong cuộc gặp mặt tại Garching hôm 11 tháng 6, lãnh đạo ESO đã thông qua việc xây dựng chiến kính thiên văn siêu lớn của châu Âu (European Extremely Large Telescope - viết tắt E-ELT). E-ELT sẽ sớm đi vào hoạt động trong thập kỉ tới.

 

Ban lãnh đạo ESO đã có cuộc gặp gỡ vào ngày hôm qua 11 tháng 6 tại tại trụ sở ESO ở Garching, Đức. Nội dung chính được bàn tới và thống nhất là việc xây dựng chiếc kính thiên văn cực lớn E-ELT - kính thiên văn quang học lớn nhất thế giới. E-ELT sẽ là một kính thiên văn phản xạ quang học với gương chính là hệ thống gương có tổng đường kính là 39.3 mét (*) được đặt tại Cerro Armazones phía Bắc Chile, gần đài quan sát Paranal của ESO.

Tất cả các quốc gia thành viên ESO đều hỗ trợ nhiệt tình cho dự án E-ELT. Hiện nay sau cuộc họp, Áo, Cộng hòa Séc, Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ là các nước đã hoàn toàn ủng hộ việc tiến hành dự án, chỉ còn 4 nước là Bỉ, Phần Lan, Italia và Anh vẫn chưa đưa ra quyết định do còn đợi ý kiến từ các nhà quảng cáo trước khi tham gia chính thức.

Xavier Barcons, chủ tịch hội đồng của ESO tuyên bố "E-ELT sẽ là giữ ESO tiếp tục ở vị trí dẫn đầu trong nhiều thập kỉ trong việc đưa lại những khám phá phi thường cho khoa học"

VACA
(theo Sciencedaily)

(*) Chú thích của VACA: kính thiên văn quang học lớn nhất thế giới trước khi dự án này khởi công là kính VLT (Very Large Telescope) cũng đặt tại Chile, nó gồm 4 gương với đường kính mỗi gương là 8 mét.
E-ELT cũng chỉ là kính thiên văn giữ kỉ lục trong số các kính thiên văn quang học/hồng ngoại, còn các kính thiên văn vô tuyến thì có nhiều kính có đường kính gương lớn hơn rất nhiều.

Xem thêm bài viết: Vài điều về kính thiên văn