Các nhà thiên văn học từ dự  án CLUES đã xác định một quá trình gọi là “Hút lưới vũ trụ” như một cách mới để giải thích vấn đề về các thiên hà lùn: số lượng ít ỏi những thiên hà lùn đã được quan sát ngược lại với dự đoán của lý thuyết về Vật chất tối lạnh và Năng lượng tối.

Thứ hai vừa qua, tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố ông đã sẵn sàng trở thành người đầu tiên của quốc gia này bay vào vũ trụ trong chương trình không gian của Iran dự kiến sẽ đưa người ra khỏi Trái Đất vào năm 2020.

Tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity của NASA đã đặt mũi khoan của nó vào vị trí  trên một tảng đá Sao Hỏa và sử dụng một cánh tay ấn xuống tảng đá này để chuẩn bị cho việc khoan sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Quần (hay cụm) sao cầu là các ngôi sao rất già tập hợp lại thành mô hình có dạng gần cầu, và  có khoảng 150 quần sao cầu trải khắp thiên hà của chúng ta. Hubble là một trong những kính thiên văn tốt nhất để quan sát cấu trúc này, vì độ phân giải cực cao của nó cho phép các nhà thiên văn học nhìn thấy từng ngôi sao đơn lẻ, kể cả trong phần lõi rất đặc. Các cụm này trông đều khá giống nhau, và trong những bức hình của Hubble chúng ta khá khó để phân biệt chúng – và trông chúng đều giống NGC 411, vừa được chụp trong một bức ảnh gần đây.

Một giáo sư tại Đại học Alberta đã giải thích được một hiện tượng xảy ra với sao đôi tạo ra một vũ nổ lớn tới mức độ sáng của nó gần bằng ánh sáng của một supernova (một số tài liệu dịch là siêu tân tinh), một ngôi sao phát nổ vào cuối đời.