Mưa sao băng Geminids, một trong những trận mưa sao băng lớn nhất trong năm sẽ có cực điềm diễn ra vào đêm 13, rạng sáng ngày 14 tháng 12 này. Đây cũng là hiện tượng thiên văn đáng chú ý cuối cùng của năm nay. Nếu thời tiết cho phép, bạn sẽ có cơ hội quan sát nhiều sao băng của hiện tượng này.

 

Nghiên cứu mới của các nhà vật lý châu Âu có thể giải thích tại sao vũ trụ không sụp đổ ngay sau Big Bang. Các nghiên cứu về hạt Higgs - loại hạt gây ra hiệu ứng khối lượng cho vật chất, đã được khám phá vào năm 2012 tại CERN - gợi ý rằng sự tạo thành các hạt Higgs trong quá trình giãn nở gia tốc của vũ trụ sớm (thời kì lạm phát) có thể dẫn tới sự bất ổn định và sụp đổ.

Trái Đất được gọi là hành tinh xanh vì hơn 70 phần trăm bề mặt của nó được bao phủ bởi các đại dương. Các đại dương cũng là khởi nguồn của sự sống đa dạng trên hành tinh chúng ta ngày nay. Tuy nước là yếu tố rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất, nhưng câu trả lời cho hai câu hỏi cơ bản vẫn luôn lẩn tránh chúng ta, đó là nước của Trái Đất đến từ đâu và chúng có từ khi nào?

 

Một nghiên cứu mới đưa ra một cái nhìn mới mẻ về bản chất của vật chất tối và năng lượng tối, cũng như khả năng nào sẽ có thể xảy ra cho tương lai của vũ trụ.

Khi tàu không gian Cassini của NASA bay qua Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, nó đã bắt được một hình ảnh thoáng qua của ánh sáng Mặt Trời phản chiếu xuống các biển Hydrocarbon.