Kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA đã chụp lạo được hình ảnh của một thiên hà tuyệt đẹp mà những ánh đỏ và vàng từ vùng trung tâm của nó nhìn giống như vụ nổ trong một bộ phim của Hollywood. Thiên hà có tên NGC 5010 đang trong giai đoạn lõa hóa từ một thiên hà xoắn như Milky Way của chúng ta chuyển thành thiên hà dạng elip. Giai đoạn trung gian này được các nhà thiên văn gọi là thiên hà thấu kính, mang đặc điểm của cả thiên hà xoắn và thiên hà elip.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một "siêu Trái Đất" mới trong "vùng sống được", nơi mà nước lỏng và khí quyển ổn định có thể tồn tại, quanh ngôi sao HD 40307. Đây là một trong ba "siêu Trái Đất" được tìm thấy quanh ngôi sao có ba hành tinh nhẹ quay quanh này.

 

Một nhóm các nhà thiên văn đa quốc gia cho biết họ đã phát hiện ra tốc độ tạo thành các sao mới trong vũ trụ ngày nay chỉ bằng 1/30 tốc độ của nó lúc cực đại và nó đang tiếp tục giảm dần.

 

Thiên hà của chúng ta, Milky Way và các thiên hà khác chứa trong chúng rất nhiều quần sao trẻ và các tập hợp với từ vài trăm tới vài nghìn sao trẻ, nóng và nặng thuộc nhóm sao O và B. Quần sao Cygnus OB2 như trong bức hình chứa hơn 60 sao O và khoảng 1000 sao B.

Khoảng 4,567 tỷ năm trước, các hành tinh trong Hệ Mặt Trời của chúng ta đã ra đời từ một cái đĩa khỏng lồ của khí và bụi nở rộng và quay xung quanh Mặt Trời. Mặc dù quá trình này xảy ra tương tự với hầu hết các "hệ mặt trời" khác trong thiên hà, quá trình hình thành hệ hành tinh của chúng ta trước nay được tin rằng diễn ra dài gấp đôi so với các hệ hành tinh khác. Giờ đây, nghiên cứu của Trung tâm sự tạo thành sao và hành tinh thuộc bảo tàng lịch sử tự nhiên Đan Mạch, đại học Copenhagen, gợi ý một ý khác. Thật ra, Hệ Mặt Trời của chúng ta không hề đặc biệt như chúng ta từng nghĩ.