Bức ảnh đầy màu sắc này của quần sao cầu NGC 6362 được chụp bởi máy ghi hình trường rộng của kính thiên văn 2,2 mét MPG/ESO ở đài quan sát ESO's La Silla đặt tại Chile. Bức ảnh mới cùng với ảnh chụp từ kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA cho thấy cái nhìn tốt nhất vê quần sao ít được biết tới này.

Các quần sao cầu thường là tập hợp của khoảng 1 hay vài chục nghìn sao rất già, nhưng một số trong đó vẫn có vẻ như còn trẻ.

Quần sao cầu chính là loại thiên thể già nhất vũ trụ, và NGC 6362 không thể che giấu được tuổi của nó qua bức ảnh. Các sao màu vàng như chúng ta có thể hấy ở tấm hình là những sao đã đi hết cuộc đời của nó và trở thành các sao khổng lồ đỏ. Tuy vậy các quần sao cầu không hẳn là những đám tàn của quá khứ, những ngôi sao hoạt động vẫn tiếp tục sự sóng của mình ở bên trong.

Chẳng hạn như ở NGC 6362, nó chứa bên trong rất nhiêu sao già màu xanh, đó là những sao vẫn đang hoạt động mạnh không kém gì lúc còn trẻ. Tất cả các sao trong quần sao cầu được tạo thành cùng trong một khoảng thời gian, khoảng 10 tỷ năm trước là thời điểm tạo thành của hầu hết các quần ao dạng này.

Có một điểm là các ngôi sao càng xanh thì càng có nghĩa là chúng có khối lượng lớn và hoạt động mạnh. Hoạt động của chúng làm đốt cháy năng lượng nhanh hơn các sao nhẹ hơn, vậy nếu chúng ra đời ách đây những 10 tỷ năm thì lẽ ra chúng phải kết thúc từ khá lâu rồi, vì lí do nào chúng còn tồn tại tới ngày nay?

Các nhà thiên văn tìm hiểu điều này dựa trên hai giả thuyết chính: sự va chạm và sáp nhập các sao và sự chuyển giao vật chất giữa hai sao đồng hành.

Ý tưởng cơ bản phía sau hai lựa chọn này là các ngôi sao khi sinh ra đã không to lớn như ngày nay, mà chúng được nhận thêm vật chất trong quá trình sống để làm kéo dài thêm sự sống cho chúng.

Bức ảnh cho thấy NGC 6362 được chụp trên nền những ngôi sao rực sáng của Milky Way (thiên hà của chúng ta). Kết hợp với những quan sát từ kính thiên văn không gian Hubble, nó sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về quá trình tiến hóa của các ngôi sao trong quần ao cầu.

NGC 6362 và các ngôi sao rực rỡ của nó nằm trên bầu trời phía Nam, nơi có chòm ao Ara và có thể nhìn thấy qua các kính thiên văn cá nhân. Lần đầu tiên nó được phát hiện là vào năm James Dunlop bởi nhà thiên văn James Dunlop người Scotland, ông đã sử dụng một kính thiên văn 22cm để quan sát nó khi đứng tại Australia.

VACA
(Theo Space Daily)