Thiên hà của chúng ta, Milky Way và các thiên hà khác chứa trong chúng rất nhiều quần sao trẻ và các tập hợp với từ vài trăm tới vài nghìn sao trẻ, nóng và nặng thuộc nhóm sao O và B. Quần sao Cygnus OB2 như trong bức hình chứa hơn 60 sao O và khoảng 1000 sao B.

Các quan sát chi tiết của đài quan sát Chandra X-ray của NASA xác định bức xạ X-ray từ khí quyển nóng phía ngoài, hay nhật hoa, của những ngôi sao trẻ trong quần sao để tìm hiểu khu vực tạo sao này hình thành và tiến hóa ra sao.

Khoảng 1.700 nguồn bức xạ X-ray đã được phát hiện, bao gồm 1.450 nguồn được cho rằng từ các sao trong quần. Trong bức ảnh này, các bức xạ X-ray do Chandra chụp được (màu xanh) đã được kết hợp với dữ liệu hồng ngoại từ kính thiên văn không gian Spitzer của NASA (màu đỏ) và dữ liệu quan sát biểu kiến của kính thiên văn Isaac Newton (da cam).

Các sao trẻ ở độ tuổi từ một tới bảy triệu năm đã được phát hiện. Dữ liệu hồng ngoại chỉ ra rằng có rất ít sao trong số đó có đĩa khí bụi bao quanh. Thậm chí các đĩa như vậy còn hiếm hơn ở quanh các sao nặng loại OB, cho thấy bức xạ dữ dội của các ngôi sao đã dẫn tới việc phá hủy đĩa của nó trong gian đoạn sớm của sao.

Cũng có bằng chứng về việc quần sao trước đây đã mất phần lớn các sao nặng của mình bởi các vụ nổ supernova (tiếng Việt thường dịch là siêu tân tinh, tuy nhiên cách dịch này không được chính xác). Cuối cùng, tổng khối lượng của Cygnus OB2 là khoảng 30.000 lần khối lượng Mặt Trời, đây là khối lượng phổ biến của các vùng tạo sao trong thiên hà.

Điều đó có nghĩa là, ở khoảng cách 5000 năm ánh sáng tính từ Trái Đất, Cygnus OB2 là quần sao nặng gần chúng ta nhất.

VACA
(theo Space Daily)